Quê choa là gì trong tiếng Nghệ?
Quê choa là gì? Vì sao người Nghệ An Hà Tĩnh thích xưng "choa"? Mời bạn đọc cùng Hỏi đáp tiếng Nghệ tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau đây nhé!
1. Quê choa là gì?
Trong bài viết Choa trong tiếng Nghệ là gì trước đây Nghệ ngữ đã giải thích rằng: Choa có nghĩa là "chúng tao", "bọn tao", "chúng tôi", "bọn tôi", "chúng mình". Hoặc một số ngữ cảnh đại từ "choa" mang nghĩa "tôi", "tao", "mình". Như vậy chúng ta có thể hiểu quê choa là gì khi ghép với các nghĩa ở trên.
Cụ thể, quê choa là thể hiểu là "quê bọn tao", "quê tụi mình"... tùy theo từng ngữ cảnh nhé. Cụ thể như sau:
Khi xưng hô với bạn bè đồng trang lứa: Thì từ "quê choa" có thể hiểu là quê bọn tao, quê hương chúng tao, quê bọn mình, quê hương tụi mình, hoặc quê của mình. Lúc này từ "quê choa" thể hiện sự tự hào về quê hương xứ Nghệ, nơi chôn nhau cắt rốn của họ.
Tất nhiên, không có người Nghệ nào xưng hô "choa" hay nói "quê choa" với người lớn tuổi hơn. Vì từ choa mang nghĩa "ngang hàng", sẽ không lịch sự nếu xưng hô từ choa với người lớn tuổi, người bậc anh chị, ông bà...
2. Quê choa là ở đâu?
Với câu hỏi này, bạn đọc cần biết rằng: Có nhiều tỉnh thành ở miền Trung nói "quê choa". Cụ thể quê choa có thể thuộc một trong các tỉnh thành sau:
-
Nghệ An
-
Hà Tĩnh
-
Quảng Bình
-
Thanh Hóa
-
Quảng Trị
3. Một số cách nói quê choa của giới trẻ
Với giải thích như ở trên bạn đọc đã hiểu quê choa nghĩa là gì chưa? Nếu bạn đọc muốn tìm hiểu kỹ hơn có thể xem thêm một số ví dụ sau nha.
Ví dụ, các bạn trẻ người Hà Tĩnh, Nghệ An khi vào Nam, ra Bắc hay nói "Hà Tịnh quê choa", "Nghệ An nhà choa"... thì bạn đọc có thể hiểu nghĩa là "Hà Tĩnh quê mình", "Nghệ An quê nhà bọn mình" nhé.
Ngoài ra, người Nghệ An Hà Tĩnh còn sử dụng từ choa trong giao tiếp khá nhiều. Ví dụ ngoài từ quê choa thì họ còn nói: Nhà choa, mẹ choa, cha choa, ông choa... Thậm chí, với những vật dụng thường ngày, các con vật quen thuộc họ cũng gắn từ "choa" đầy trìu mến.
Ví dụ họ nói "cân ga nớ của nhà choa" (con gà đó của nhà mình); "Cấy cày nớ của cha choa" (cái cày đó của cha mình). Lúc này, từ choa là từ thể hiện "quyền sở hữu đầy tự hào".
Hoặc khi xem truyền hình, thấy người Nghệ nào đó giỏi giang họ cũng thốt lên: Ngài nhà choa đó (Người nhà mình đó) - Lúc này bạn đọc ngoài tỉnh nên hiểu không phải người Nghệ "thấy sang bắt quàng làm họ" đâu mà chỉ là một tình cảm tự hào, thân thương mà thôi.
Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã hiểu rõ quê choa là gì trong tiếng Nghệ. Nếu bạn đọc còn thắc mắc nào khác vui lòng nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ hoặc gửi về email toiyeunghengu@gmail.com nhé!
>>>Xem thêm: Lớp tớp là gì trong tiếng Nghệ Tĩnh?
Tổng hợp bởi Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?