Vống tiếng Nghệ An là gì? Nên dùng trong ngữ cảnh nào?

Thứ hai - 02/01/2023 20:54

Một bạn đọc hỏi vống tiếng Nghệ An là gì? Trong ngữ cảnh nào nên dùng từ vống? Bài viết sau Nghệ ngữ sẽ giải đáp chi tiết đến bạn đọc nha.

vong tieng nghe an la gi
Vống là để chỉ người vụng về, không khéo léo, chỉn chu.

 

1. Vống tiếng Nghệ An là gì?


Khi nhận xét, đánh giá về một ai đó, người Nghệ An thường dùng từ vống. Trên thực tế trong ca dao tục ngữ xứ Nghệ cũng có câu: Khun thì sống, vống thì chết. Vậy vống tiếng Nghệ An là gì?

Xin thưa với bạn đọc, "vống" ở đây có nghĩa là "dại", "vụng về", "hậu đậu", "không khéo léo, chỉn chu"... Tùy theo từng ngữ cảnh mà từ vống sẽ mang một trong những nghĩa đó.

Ví dụ: Tục ngữ "Khun thì sống, vống thì chết" có nghĩa "không thì sống, dại thì chết", từ vống mang nghĩa là dại đột. Hay có câu: "Vống đẽo, khéo chữa" thì từ vống mang nghĩa "vụng về", "không khéo léo".

Hoặc người Nghệ thường dặn con cái: "Mần cấy chi cũng nỏ khéo tay, nỏ biết mần, vống rứa thì ai lấy con ơi". Lúc này từ vống mang nghĩa vụng về, hậu đậu.

Tóm lại, từ vống thường để chỉ người vụng về, không khéo léo, chỉn chu, trái nghĩa với từ "khôn ngoan", "sọi" trong tiếng Nghệ nha.

vong thi chet
Cá kho kiểu người Nghệ.

 

2. Một số từ đồng nghĩa với từ vống


Nếu nghe ai đó nhận xét là "vống" thì bạn đọc hãy hiểu rằng mình chưa khéo tay, còn khá vụng về... Tất nhiên, từ vống này thường dùng trong ngữ cảnh cha mẹ, người lớn tuổi nhận xét con cái, cháu chắt trong nhà để dạy dỗ. Ngược lại, người trẻ tuổi không dùng từ vống với người lớn tuổi hơn.

Ngoài từ vống thì một số vùng ở Hà Tĩnh có dùng từ xắt mấn để nói người hậu đậu nhưng mang nghĩa nặng nề hơn (kiểu vô tích sự), không làm được việc. Hoặc một số nơi dùng một số cụm từ khác để chỉ sự vụng về như: Nỏ mần chi nên (chẳng làm gì nên); Coi nỏ được (Xem ra chẳng được)...

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về từ vống tiếng Nghệ An là gì. Nếu bạn đọc còn thắc mắc vui lòng nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ bạn đọc nhé!

>>> Xem thêm: Năng tiếng Nghệ An là gì? Có đồng nghĩa với từ răng?

 

Tác giả: Nghệ Ngữ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây