Cọt tiếng Nghệ An là gì? Một số ví dụ dùng từ cọt
Cọt tiếng Nghệ An là gì? Có phải mọi vùng đều dùng từ cọt? Bài viết sau Nghệ ngữ sẽ giải đáp chi tiết đến bạn đọc về từ này nhé. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
1. Cọt tiếng Nghệ An là gì?
Khi về vùng đất Nghệ An Hà Tĩnh hẳn bạn đọc sẽ nghe các câu nói kiểu: "Thằng nớ cọt, nỏ chịu nậy", "cọt quá mần ăn chi được"... Vậy cọt tiếng Nghệ An là gì? Xin thưa với bạn đọc "cọt" là tính từ để chỉ người còi cọc, nhỏ con, chậm lớn.
Thông thường, người lớn tuổi sẽ dùng từ "cọt" để đánh giá trẻ con. Ví dụ nói "thằng con cọt quá" ý nói "thằng con chậm lớn, còi cọc quá". Lưu ý với bạn đọc, "cọt" là từ để nói người, không dùng cho con vật, đồ vật.
Ngoài từ cọt, người Nghệ còn một số từ khác như "tóm", "rom" với nghĩa là gầy gò. Hoặc một số vùng dùng từ "còi" đồng nghĩa với từ cọt - nghĩa là không chịu lớn, chậm lớn.
2. Bài thơ dùng từ cọt thú vị
Tác giả Nguyễn Đình Hoàng từng viết bài thơ tiếng Nghệ về cầu thủ Phan Văn Đức và gọi là "Đức cọt". Từ cọt ở đây có thể hiểu là "nhỏ con", "gầy"...
Thích cấy thằng Đức cọt
Ở quê ló Yên Thành
Hắn chuyền bóng cụng lanh
Và ghi bàn cụng giỏi
Sức khỏe thì đừng hỏi
Trận mô cụng xông pha
Ít khi được thay ra
Mà vẩn không biết liệt
Vô sân em chỉ biết
Lấy hiệu quả làm quà
Đem về cho đội nhà
Có đến hai bàn thắng
Chắc chắn không thể vắng
Trận chung kết lượt đi
Sân Bu kit Ja li
Chính là cu Đức cọt
Sân khách không để lọt
Ghi bàn thắng làm quà
Về tiền đạo sân nhà
Vẩn cự là Đức cọt
Như vậy, từ cọt không mang nghĩa miệt thị, chê bai về hình thể. Đó đơn giản là cách nhận xét, đánh giá khách quan của người Nghệ mà thôi.
Hy vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ hiểu cọt tiếng Nghệ An là gì và cách dùng đúng. Ngoài từ này nếu bạn đọc còn thắc mắc nào khác vui lòng nhắn tin tại Fanpage Tiếng Nghệ hoặc gửi email về toiyeunghengu@gmail.com nhé!
>>> Xem thêm: Vống tiếng Nghệ An là gì? Nên dùng trong ngữ cảnh nào?
Tổng hợp bởi nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Viết cái hủ hay cái hũ đúng? Phân biệt hủ hay hũ chi tiết
-
Không nỗi hay không nổi viết đúng? Mẹo phân biệt nỗi hay nổi
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?