Nhót tiếng Nghệ An là gì và nghĩa nào thường dùng nhất?
Nhót là gì trong tiếng Nghệ và có nghĩa nào dùng nhiều nhất? Nghệ ngữ đã đặt câu hỏi này trong nhóm Người Nghệ Tĩnh và nhận được rất nhiều nghĩa khác nhau. Mời bạn đọc theo dõi ngay sau đây nha!

1. Nhót là gì theo tiếng phổ thông?
Trước khi tìm hiểu nhót là gì trong tiếng Nghệ chúng ta cùng tìm hiểu nghĩa từ nhót theo tiếng phổ thông nha. Theo từ điển tiếng Việt, nhót có đến 3 nghĩa khác nhau như sau:
-
Nhót là danh từ chỉ tên một loại cây có cành dài mềm, lá màu lục bóng ở mặt trên, trắng bạc ở mặt dưới, quả hình trứng, khi chín có màu đỏ, vị chua.
-
Nhót là động từ, một kiểu khẩu ngữ để chỉ hành động "bỏ đi nơi khác một cách lặng lẽ, nhanh chóng trong lúc mọi người không chú ý đến". Ví dụ "sểnh ra một cái là nhót đi chơi mất rồi". Lúc này từ nhót đồng nghĩa với "lẻn", "lỉnh", "lẩn".
-
Nhót còn có nghĩa "nhón", một động từ. Ví dụ "nhót lấy củ mì".

2. Nhót là gì? Nghĩa nào dùng nhiều nhất?
Ở trên chúng ta thấy rằng từ nhót trong tiếng phổ thông có 3 nghĩa khác nhau. Vậy từ nhót tiếng Nghệ An là gì? Nghĩa nào thường dùng nhất? Nghệ ngữ đã đặt câu hỏi này trên nhóm người Nghệ Tĩnh và nhận được rất nhiều câu trả lời như sau:
-
Nhót là động từ chỉ hành động bỏ đi nơi khác một cách nhanh, lặng lẽ. Ví dụ người Nghệ nói "mới chộ hấn đây mà dừ nhót mất rồi" thì hiểu "mới thấy hắn đây mà giờ chạy đi đâu mất rồi". Nhót lúc này có nghĩa là đi, chạy...
-
Nhót là tính từ để chỉ hành động nhanh như chớp. Ví dụ khi mới để đồ đạc ở đâu đó quay đi đã bị lấy mất, người Nghệ sẽ thốt lên "nhót mau thế khung biết".
-
Nhót là để chỉ người ăn trộm vặt.
-
Nhót để chỉ hành động "đi nhón" - một phương ngữ ở một số vùng của người Nghệ. Thay vì nói đi nhón họ nói đi nhót.
-
Nhót là danh từ, chỉ tên một loại quả: quả nhót.
-
Nhót là tính từ thể hiện cảm giác đau nhẹ. Ví dụ "con kiến nó nhót cho phát". Hoặc người Nghệ nói "đang ngồi nhởi với mấy đứa tự nhiên mềnh nghe đau một cấy nhót sau cầy lưng".
Hy vọng qua bài viết ngắn này bạn đọc sẽ hiểu nhót là gì rồi nhé. Nếu còn thắc mắc nào bạn đọc vui lòng nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ hoặc email toiyeunghengu@gmail.com nhé!
>>>Xem thêm: Chi chi tiếng Nghệ An là gì?
Tác giả bài viết: Nghệ Ngữ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Tại sao có 2 đền ông Hoàng Mười ở Nghệ An và Hà Tĩnh?
14/09/2023 23:34
-
Gà nấu xáo Nghệ An - 2 cách nấu ngon đậm vị nhất
20/09/2023 20:40
-
Mã Zip Nghệ An 2023: Cập nhật mã bưu chính Nghệ An mới nhất
22/09/2023 04:16
-
Bảng từ điển tiếng Nghệ An Hà Tĩnh: vần O - P - Q - R - S - T - U - V - X - Y
30/08/2023 22:45
-
Mần du Hà Tịnh
20/08/2023 05:28
-
Cách làm khoai xéo Nghệ An Hà Tĩnh chuẩn vị nhất
20/09/2023 02:41
-
Từ điển tiếng Nghệ An Hà Tĩnh vần A - B- C - D
27/08/2023 05:13
-
Một buổi đi tru
28/08/2023 09:34
-
Méng là gì trong tiếng Nghệ Tĩnh?
16/09/2023 22:42
-
Thơ tiếng Nghệ: Nỏ xa nhau
07/09/2023 22:18