Bọ tiếng Nghệ An là gì? Người Nghệ còn gọi từ nào khác?
Một bạn đọc hỏi: bọ tiếng Nghệ An là gì? Xin thưa, bọ chính là "bố", "cha" trong phương ngữ xứ Nghệ. Tuy nhiên, chỉ một số vùng gọi bọ, còn nhiều vùng ở Nghệ Tĩnh gọi bằng những tên khác mà Nghệ ngữ sẽ giới thiệu chi tiết trong bài viết sau.

1. Bọ tiếng Nghệ An là gì?
Nhiều người cho rằng, "bọ" là phương ngữ Quảng Bình, Quảng Trị. Điều này đúng, vì hầu hết người dân Quảng Bình, Quảng Trị gọi "bọ". Nhưng ở một số vùng Nghệ An - Hà Tĩnh người dân vẫn gọi "bọ".
Vậy bọ tiếng Nghệ An là gì? Xin thưa, "bọ" là cách xưng hô về người đàn ông có con. Đây là một phương ngữ có một số vùng ở Nghệ Tĩnh, còn phương ngữ đồng nghĩa được dùng nhiều nhất ở hai tỉnh này là: Cha.
Như vậy, "bọ" có nghĩa là cha, bố (miền Bắc), ba (Huế trở vào) và "tía" (vùng Nam bộ). Ngoài ra, một số vùng ở Nghệ Tĩnh còn gọi "thầy" cùng nghĩa như trên.

2. Phương ngữ "cha" trong tiếng Nghệ
Như Nghệ ngữ đã đề cập ở trên, chỉ một số vùng ở Nghệ Tĩnh mới xưng hô "bọ". Còn phương ngữ được dùng nhiều nhất ở hai tỉnh này là cha. Và xét kỹ, từ "cha" trong tiếng Nghệ có ngữ nghĩa biểu cảm hay hơn các cách xưng hô khác.
Ví dụ, chúng ta thường nói "cha ông ta", "mẹ cha ta"... chứ không thể nói "bố ông ta"... Hoặc trong đạo Thiên Chúa, "cha" là cách gọi tôn kính: đức cha, cha cố... và cách gọi này thống nhất trên toàn quốc. Như vậy, từ cha từ phương ngữ đã trở thành từ phổ thông trong tiếng Việt.
Hơn thế, khi tìm hiểu về tiếng Nghệ, chúng ta sẽ thấy người Nghệ thường ca thán khi gặp khổ đau rằng: cha ôi! Đây là câu ca thán rất biểu cảm, mà nếu thay "bố ôi", "tía ôi", "ba ôi" sẽ không phù hợp.
Như vậy, từ cha trong tiếng Nghệ là cách xưng hô rất hay, rất biểu cảm. Nó cũng tương tự từ "thầy" mà thế hệ trước gọi thay cha. Nhưng hiện nay, đa số giới trẻ đã chuyển sang xưng hô bằng bố, ba. Đây quả là một điều đáng tiếc!
Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã hiểu rõ bọ tiếng Nghệ An là gì và hiểu hơn về từ cha trong tiếng Nghệ nhé. Nếu còn thắc mắc nào khác bạn đọc có thể nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ hoặc email toiyeunghengu@gmail.com nhé!
>>>Xem thêm: Nớ tề là gì trong tiếng Nghệ
Tác giả bài viết: Nghệ Ngữ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Tự hào mần du xứ Nghệ
24/04/2023 02:59
-
Nỏ chộ bay gọi về
04/05/2023 20:27
-
Dặn bay từng nớ
29/04/2023 10:25
-
Thơ tiếng Nghệ: Chợ quê
05/05/2023 05:03
-
Nụ cười quê nhà
09/05/2023 20:35
-
Đừng để cha nhắc nựa
29/04/2023 22:29
-
Chuyện dự cháu
10/05/2023 23:55
-
Lấy gấy miền Trung
16/05/2023 06:19
-
Chuyện mần mùa
17/05/2023 10:01
-
Ló tiếng Nghệ An là gì? Top 10 từ điển mùa gặt cần biết
23/05/2023 22:46