Nớ tề là gì trong tiếng Nghệ?
Nớ tề là gì trong tiếng Nghệ? Để hiểu rõ chúng ta cần biết "nớ" là gì và "tề" là gì. Đây là hai từ thường dùng trong tiếng Nghệ Tĩnh mà Nghệ ngữ sẽ giải đáp chi tiết ngay sau đây nhé!

1. Nớ tề là gì?
Trong tiếng Nghệ, nớ tề được sử dụng rất phổ biến. Vậy nớ tề là gì? Để hiểu rõ chi tiết chúng ta cùng tìm hiểu "nớ", "tề" trong trong tiếng nói của người Nghệ nha.
Về từ "nớ" có thể hiểu nghĩa phổ thông là "ấy", "đó", "kia" tùy theo từng ngữ cảnh. Ví dụ nói "con nớ" thì hiểu là "con kia"; "bên nớ" thì hiểu là "bên ấy"...
Về từ "tề" thì có thể theo nghĩa là "kìa", ví dụ "đó tề" thì hiểu "kia kìa". Ngoài ra trong một vài ngữ cảnh, khi từ tề đứng một mình và kéo dài "tề..." thì nó giống như cách thở dài, biểu thị cảm xúc không hài lòng về sự việc, con người nào đó.
Vậy "nớ tề" khi ghép lại hoàn chỉnh có thể hiểu là "đó kìa", "bên đó kìa"... Cụ thể hơn bạn đọc có thể gặp từ này trong ngữ cảnh sau:
-
A: Mi cò chộ cấy bút chì của tau khung? (Mày có thấy cái bút chì của tau không)
-
B: Nớ tề (đó kìa, kèm theo hành động chỉ tay về hướng sự vật)

2. Về từ nớ, tề, tê trong văn thơ, âm nhạc
Cùng với từ mô trong tiếng Nghệ thì từ nớ, tề, tê... được sử dụng rất nhiều trong thơ, ca, âm nhạc. Ví dụ nhạc sĩ Phạm Duy có ca khúc Bên nớ bên ni:
Em có nghe bên ni lạnh như bên nớ
Phút giây chia lìa, trong lòng cũng phải đèo mong
Trong câu hát này, bên nớ có nghĩa là bên kia, bên đó, bên ấy. Còn ở đoạn sau, lời bài hát này viết: "Bên tê thành phố tráng lệ, giai nhân nằm khoe lỏa thể" thì bên tê cũng hiểu là bên kia. Như vậy, nới, tê tùy theo từng ngữ cảnh mà mang nghĩa bên bên nọ, bên kia. Hai từ này thường trái nghĩa với "bên ni" để chỉ bên này.
Sở dĩ tác giả dùng nhiều từ tê, nớ, tề, ni... là để thể hiện cảm xúc rõ ràng hơn và mang sắc thái vùng miền đậm nét, giúp người nghe dễ cảm nhận, đi sâu vào lòng hơn.
Tóm lại, với câu hỏi nớ tề là gì thì bạn đọc có thể hiểu là "đó kìa" nhé. Nếu bạn đọc còn thắc mắc nào khác vui lòng nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ để admin trả lời chi tiết nha. Trân trọng!
>>> Hỏi đáp tiếng Nghệ: Dừ tiếng Nghệ An là gì?
Tác giả bài viết: Nghệ Ngữ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Tại sao có 2 đền ông Hoàng Mười ở Nghệ An và Hà Tĩnh?
14/09/2023 23:34
-
Gà nấu xáo Nghệ An - 2 cách nấu ngon đậm vị nhất
20/09/2023 20:40
-
Mã Zip Nghệ An 2023: Cập nhật mã bưu chính Nghệ An mới nhất
22/09/2023 04:16
-
Cách làm khoai xéo Nghệ An Hà Tĩnh chuẩn vị nhất
20/09/2023 02:41
-
Tìm việc làm Hà Tĩnh: Địa chỉ, kinh nghiệm tìm việc tốt nhất
19/09/2023 21:40
-
Taxi Hà Tĩnh: Số điện thoại mới nhất và kinh nghiệm đặt xe
28/09/2023 03:35
-
Có lẹ chưa chộ là gì trong tiếng Nghệ?
28/09/2023 04:24
-
Bảng từ điển tiếng Nghệ An Hà Tĩnh: vần O - P - Q - R - S - T - U - V - X - Y
30/08/2023 22:45
-
Mần du Hà Tịnh
20/08/2023 05:28
-
Tép làm món gì ngon nhất? 7 món ăn đậm chất người Nghệ
27/09/2023 22:11