Chi chi tiếng Nghệ An là gì? Nên hiểu sao cho đúng?
Một bạn đọc hỏi rằng thường nghe người Nghệ nói "chi chi". Vậy chi chi tiếng Nghệ An là gì? Bài viết sau Nghệ ngữ sẽ giải đáp chi tiết nhé!

1. Chi chi tiếng Nghệ An là gì?
Bạn đọc ngoài tỉnh hẳn thường nghe người Nghệ nói với nhau những câu: Ngon chi chi, chi chi rứa hầy, mần cấy chi chi... Vậy chi chi tiếng Nghệ An là gì?
Xin thưa với bạn đọc, từ chi trong tiếng Nghệ có nghĩa là "gì". Thế nhưng nếu áp dụng công thức đó vào từ "chi chi" thì thành "gì gì" sẽ không có nghĩa. Ví dụ, có thể hỏi "mần chi rứa" và dịch thành "làm gì thế", nhưng không thể dịch "mần chi chi rứa" thành "làm gì gì thế".
Lúc này, từ "chi chi" có thể xem là một từ láy, một tính từ thể hiện một tình trạng vượt lên trên cái bình thường. Ví dụ cụ thể hơn để bạn đọc hiểu như sau:
-
Ngon chi chi: Ngon gì đâu/ Rất là ngon/ Ngon không diễn tả nỗi bằng lời.
-
Đẹp chi chi: Rất là đẹp/ Đẹp ngơ ngẩn
-
Mần cấy chi chi rứa hề: Làm cái gì thế hả (diễn tả sự sốt ruột, chờ đợi...)
-
Học giỏi chi chi: Học rất giỏi/ Học giỏi đến mức phải bái phục
-
Lì cấy chi chi: Rất lì lợm
Từ "chi chi" lúc này có thể xem là tính từ, có nghĩa "tuyệt vời", "nhất", "hơn mức bình thường", "xuất sắc". Cũng lưu ý thêm với bạn đọc, tùy từng vùng mà lúc nói người Nghệ có thể phát âm "chi chi" thành "chì chi". Ví dụ một số vùng ở Hà Tĩnh sẽ nói "ngon chì chi" - từ "chì" là cách nhấn mạnh cảm xúc thời điểm nói.

2. Chi chi rứa hầy là gì?
Nếu áp dụng cách giải thích chi chi tiếng Nghệ An là gì ở trên thì bạn đọc cũng sẽ hiểu chi chi rứa hầy là gì trong tiếng Nghệ.
Cụ thể, "chi chi rứa hầy" là một câu hỏi hoặc một câu cảm thán với nghĩa "cái gì thế nhỉ?". Ví dụ, đang ngồi chơi chợt nghe tiếng nổ lớn, người Nghệ thốt lên "chi chi rứa hầy", hoặc nghe hàng xóm lớn chuyện họ cũng tự hỏi "chi chi rứa hầy".
Lưu ý thêm với bạn đọc, tùy từng vùng mà có thể nói "hầy", "hề" hoặc "hè" với nghĩa không đổi nay. Đây chỉ là những từ đệm trong cách nói của người Nghệ mà thôi.
Qua bài viết này hy vọng giúp bạn đọc hiểu rõ chi chi tiếng Nghệ An là gì. Nếu bạn đọc còn thắc mắc vui lòng nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ nhé!
>>> Xem thêm: Quê choa là gì?
Tác giả: Nghệ Ngữ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Nữa hay nửa? Nữa ngày hay nửa ngày? Một nữa hay một nửa?
-
Viết xà quầng hay xà quần đúng? Nghĩa cụ thể là gì?
-
Dóng hàng hay gióng hàng? Khi nào viết gióng hay dóng?
-
Đía là gì? Nói đía, nhìn đía, bịa đía nghĩa là sao?
-
Viết cực kỳ hay cực kì? Cực kì hấp dẫn hay cực kỳ hấp dẫn?
-
Viết thứ bảy hay thứ bẩy? Bảy mươi hay bẩy mươi? Bảy hay bẩy?
-
Sát muối hay xát muối đúng? Phân biệt sát và xát
-
Viết chỉ trỏ hay chỉ chỏ đúng? Phân biệt trỏ và chỏ
-
Quài hay hoài? Hoài luôn hay quài luôn mới đúng chính tả?
-
Nước chảy xiết hay chảy siết mới đúng chính tả?
-
Viết kỷ yếu hay kỉ yếu? Nên dùng y dài hay i ngắn phù hợp hơn?