Mần tiếng Nghệ An là gì và có bao nhiêu nghĩa?

Thứ tư - 15/03/2023 22:48

Mần tiếng Nghệ An là gì? Tất nhiên nghĩa phổ biến nhất là "làm" nhưng tùy theo ngữ cảnh mà nghĩa còn thay đổi khác nhau. Bài viết sau Nghệ ngữ sẽ giải đáp chi tiết đến bạn đọc về từ mần trong tiếng Nghệ nha.

man tieng nghe an la gi
Mần có nghĩa là làm và nhiều nghĩa khác.

 

1. Mần tiếng Nghệ An là gì?


Một số bạn đọc ngoài tỉnh nhắn hỏi rằng từ mần tiếng Nghệ An là gì và có bao nhiêu nghĩa tất cả? Vì sao người Nghệ dùng từ mần ở trong nhiều ngữ cảnh khác nhau.

Xin thưa với bạn đọc, từ "mần" trong tiếng Nghệ có nghĩa là "làm". Tuy nhiên, người Nghệ nói mần không chỉ mang nghĩa phổ thông này mà còn nhiều nghĩa hơn. Cụ thể từ "mần" với nghĩa làm thể hiện một phần tính cách người Nghệ: Tức làm một việc gì đó bằng lòng quyết tâm và danh dự.

Nói nôm na, với người Nghệ "mần ra mần, nhởi ra nhởi" (làm ra làm, chơi ra chơi). Họ rất ghét những kiểu người "mần như mèo mửa", "nói một đàng mần một nẻo". Chính vì thế, với nghĩa làm việc, từ "mần" với người Nghệ rất có sức nặng, và phải dùng từ mần mới đã, mới đậm đà hơn từ "làm".

Ví dụ người Nghệ hay bảo nhau "choa đạ nói là mần", "choa đạ mần là ra mần".

 

man tieng nghe
Mần méng bénh đạ!

 

2. Một số nghĩa khác của từ mần


Tất nhiên từ mần còn nghĩa khác, tùy theo ngữ cảnh. Chính vì sự đa nghĩa này mà nhiều bạn đọc hỏi mần tiếng Nghệ An là gì. Cụ thể hơn bạn đọc có thể hiểu từ mần qua một số ngữ cảnh sau:
 

  • Khi ăn uống, người Nghệ cũng nói mần: Sáng ra mần mấy cổ khoai, ăn xong mần đọi nác chè chát, rồi sau đó mần thêm điếu thuốc lào... Hoặc khách đến nhà chơi họ mời "mần chén riệu"...

  • Trong chuyện trai gái người Nghệ cũng nói mần: Hai đứa bay đã mần chi chưa?

  • Hỏi nghề nghiệp, người Nghệ cũng hỏi: Mần chi, mần nghề chi rứa...


Hoặc trong bài thơ "Mần" với "nhới" trong tiếng Nghệ, tác giả Từ Công Hải viết:

"Mần" và "nhởi" nghĩa hai từ trái ngược
Nhưng quê tôi dùng được một chiều
"Mần cấy" "nhởi cấy" em yêu
Tất nhiên sẽ hiểu một điều giống nhau

Quê tôi ngôn ngữ thật giàu
Thằng "mần" thằng "nhởi" khác nhau hoàn toàn
Từ "mần" có nghĩa là làm
Từ "nhởi" có nghĩa không làm chỉ chơi
Em ơi "nhởi" cấy cho vui
Cũng giống"mần cấy" em tôi hiểu liền...

 

Hy vọng qua những ví dụ trên bạn đọc sẽ hiểu mần tiếng Nghệ An là gì rồi nhé. Nếu còn thắc mắc nào khác bạn đọc nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ nhé.
 

Tổng hợp bởi www.nghengu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây