Rờ rờ rận rận nghĩa là gì trong tiếng Nghệ?
Một bạn đọc hỏi, em nghe người Nghệ nói mà không hiểu rờ rờ rận rận nghĩa là gì. Trong bài viết sau Nghệ ngữ sẽ giải đáp chi tiết hơn để bạn đọc hiểu thêm về cụm từ này nha.
1. Rờ rờ rận rận nghĩa là gì?
Một điều thú vị trong tiếng Nghệ là bạn đọc không thể phân tích từng từ, so sánh từ điển rồi ghép lại thành một câu có nghĩa hoàn chỉnh. Ví dụ với câu hỏi rờ rờ rận rận nghĩa là gì chẳng hạn, trong câu nói này chúng ta không thể phân tích "rờ" là gì, "rận" là gì để rồi ghép lại thành một câu. Chính vì thế để hiểu rõ nghĩa chúng ta nên đặt vào ngữ cảnh.
Khi nào người Nghệ hay nói "rờ rờ rận rân"? Xin thưa với bạn đọc, người Nghệ nói câu này trong các trường hợp như: Phản bác, phê phán hoặc phản đối một ý kiến nào đó của một ai đó. Ví dụ trong các trường hợp như sau:
- Mi đừng nói rờ rờ rận rận.
- Cấy đồ rờ rờ rận rận.
Lúc này, "rờ rờ rận rận" có nghĩa là nói xằng, nói bậy, nói tào lao. Hoặc để chỉ ai đó làm một việc gì đó không đúng với đạo đức, lương tâm, tức làm việc bậy bạ, không tốt.
Lưu ý thêm, đôi khi người Nghệ không nói cả câu "rờ rơ rận rận" nữa mà chỉ nói tắt, nói ngang hai từ "rờ rờ", "rờ rận", "rận rận" thì bạn đọc cũng nên hiểu theo nghĩa ở trên nhé. Ví dụ người Nghệ hay nói "nói rờ rờ" (tức là nói tào lao, nói không đúng), hoặc "rờ chi mà rờ, thật đó" (giả đâu mà giả, thật đấy).
Xem thêm: Hỏi đáp tiếng Nghệ: Trốc tru là gì?
2. Dễ hiểu nhầm từ rờ, rận
Như Nghệ ngữ nói ở trên, nếu đưa ra phân tích "rờ" là gì, "rận" là gì sẽ khiến câu rờ rờ rận rận đi chệch nghĩa vốn có.
Cụ thể, "rờ" trong tiếng Nghệ còn có nghĩa là "sờ" (một động từ). Ví dụ người Nghệ hay nói đùa với con nít ngày đầu đi học là "o, a, em rờ vụ mẹ" thì "rờ" có nghĩa là "sờ" trong tiếng phổ thông.
Tương tự, "rận" nếu để riêng có thể hiểu thành "con rận". Và khi ghép lại rờ rờ rận rận có nghĩa là gì thì nhiều người ngỡ là "sờ con rận". Nhưng đó không phải là nghĩa chính xác, mà như đã đề cập, "rờ rờ rận rận" là một câu mang sắc thái biểu cảm mạnh mẽ, để nói ai đó đang nói xằng, nói bậy, nói tào lao.
Có một câu chuyện phiếm khá thú vị của người Nghệ như sau:
Hai anh chị trong xóm kia yêu nhau và hẹn hò ngoài bờ sông. Một anh kia cũng yêu thầm chị này nên lén đi theo dõi. Khi ra ngoài đó anh này nghe chị kia kêu lên: "rờ chi mà rờ, em nói thật mà" thì về nhà buồn bã nghĩ rằng... mọi chuyện xong rồi, "o ni mới a tê".
Trong câu chuyện vui này, anh chàng yêu thầm chạy theo nghĩ "rờ" là "sờ", "sờ mó", tức anh chị kia đã vui vẻ, ăn nằm với nhau rồi. Nhưng không hiểu "rờ" ở đây là "rờ rờ rận rận" theo nghĩa vốn có.
3. Một số câu đồng nghĩa với rờ rờ rận rận
Ngoài cách nói "rờ rờ rận rận" thì người Nghệ còn nói nhiều câu đồng nghĩa như sau:
-
Trờ trơ trào tráo
-
Trờ trơ / trơ tráo
-
Rờ rờ
Trong đó câu "trờ trơ trào tráo" có nghĩa "đồ lỳ lợm, không chịu nghe lời". Người Nghệ hay mắng ai đó là "đồ trờ trơ trào tráo", "đồ trơ tráo"... Hoặc đôi khi nói "đồ rờ rờ như ga động" (nhìn ủ rũ như gà bị dịch)...
Với giải thích như trên bạn đọc đã hiểu rờ rờ rận rận nghĩa là gì chưa? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác mời bạn đọc ghé qua kênh Youtube Tiếng Nghệ hoặc Fanpage Tiếng Nghệ để hỏi thêm nha.
Tác giả: Nghệ Ngữ
Ý kiến bạn đọc
-
10/05/2023 11:22
- Trả lời
- Thích 0
- Không thích 5
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?