Vô tri là gì trong tiếng Nghệ An & Hà Tĩnh?
Vô tri là gì trong ngôn ngữ của người xưa và cách nói của giới trẻ ngày nay? Cùng Nghệ ngữ tìm hiểu nghĩa từ vô tri vô giác ngay trong bài viết sau nhé!
1. Vô tri là gì trong từ điển tiếng Việt?
Để hiểu cặn kẽ nghĩa từ vô tri là gì thì chúng ta hãy tra từ điển tiếng Việt nhé. Cụ thể trong cuốn Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học xuất bản năm 2011 giải thích nghĩa từ vô tri như sau:
Vô tri có nghĩa là không có khả năng nhận biết. Ví dụ, chúng ta thường nói "cây cỏ, đất đá là những vật vô tri - tức cây cỏ, đất đá là những vật không có khả năng nhận biết như con người".
Để biết vô tri nghĩa là gì chúng ta hãy cắt nghĩa từng từ nhé: "Vô" có nghĩa là "không", "tri" có nghĩa là "sự hiểu biết". Ghép lại, chúng ta sẽ có nghĩa đen đầy đủ của từ này là "không có sự hiểu biết/ không có khả năng nhận biết". Riêng cụm từ vô tri vô giác cũng có nghĩa tương tự nhưng mang tính nhấn mạnh hơn.
Tuy nhiên, trên thực tế từ vô tri được dùng khá nhiều để chỉ người (thay vì chỉ sự vật như cây cỏ, đất đá...). Chuyên mục Hỏi đáp tiếng Nghệ sẽ đưa ra các ví dụ sau để bạn đọc hiểu rõ nhé.
-
Trong ca dao có câu: "Hoài lời nói kẻ vô tri/Một trăm gánh chì đúc chẳng nên chuông". Lúc này từ "kẻ vô tri" để chỉ người không hiểu biết, người hậu đậu, vô tích sự, tương tự với từ "xắt mấn" trong tiếng Nghệ.
-
Đồ vô tri: Đây là một câu chửi của người Nghệ nói chung khi tức giận hoặc bất bình việc gì đó. Ví dụ, anh thấy em không thương mẹ cha, ăn ở không nên thì chửi "mi là đồ vô tri" (mày là loại không hiểu biết, không có tình người...)
-
Sống vô tri/người vô tri: Để chỉ những người sống lạnh nhạt, sống không có tình cảm, sống như đất đá trơ lạnh với người thân, bạn bè.
2. Vô tri nghĩa là gì trên Facebook, Tiktok?
Vô tri là gì trên Facebook, Tiktok? Thưa cùng bạn đọc, vẫn là nghĩa gốc như giải thích ở trên, nhưng với giới trẻ, đặc biệt là gen Z từ này trở nên nhẹ nhàng hơn và mang hàm ý trêu đùa trong một tình huống nào đó.
Theo tìm hiểu của Nghệ ngữ, từ vô tri trở nên nổi tiếng ở chương trình 2 ngày 1 đêm trên truyền hình. Ở chương trình này, nhiều nhân viên cười giả, cười nhạt ở cả tình huống không có gì đáng cười và được dân mạng gọi là "nụ cười vô tri". Ngoài ra, còn có một số diễn viên xứ Hàn cũng hay thể hiện kiểu cười giả đò này khiến từ vô tri được giới trẻ biết đến và dùng rất nhiều trên Facebook, Tiktok.
Ví dụ, trên 2 nền tảng mạng xã hội này, chúng ta sẽ thấy giới trẻ dùng từ vô tri rất nhiều. Ví dụ: Cười vô tri, ngồi vô tri, đứng vô tri, đi vô tri, ăn nói vô tri... nhằm mục đích trêu chọc ai đó có những hành động hoặc lời nói vô nghĩa, khiến người nghe không hiểu họ đang làm cái gì.
3. Một số thắc mắc về từ vô tri vô giác
Dưới đây là một số thắc mắc khác mà Nghệ ngữ sẽ giải thích chi tiết.
3.1. Vô tri là gì trên Tiktok?
Trên Tiktok từ vô tri để trêu đùa người có hành động hoặc lời nói vô nghĩa hoặc giả tạo.
3.2. Vô tri vô giác nghĩa là gì?
Vô tri vô giác có nghĩa bóng để chỉ người không có nhận biết (từ này nhấn mạnh của từ vô tri).
3.3. Nụ cười vô tri là nụ cười thế nào?
Là nụ cười giả, cố cười dù tình huống không có gì vui cả.
3.4. Trái tim vô tri nghĩa là gì?
Là trái tim không rung động, rung cảm trước người khác.
Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã biết vô tri là gì theo nghĩa đen nghĩa bóng và cách nói của giới trẻ. Nếu còn thắc mắc nào khác bạn đọc nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ để được giải đáp nhanh nhất nhé!
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Chạy sô hay chạy xô đúng chính tả? Phân biệt sô hay xô
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Gáng hay ráng? Gáng lên hay ráng lên? Ráng sức hay gáng sức?
-
Tỉ mỉ hay tỷ mỷ đúng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Khoản hay khoảng? Khoản thời gian hay khoảng thời gian?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn