Dịch tiếng Nghệ An Hà Tĩnh: 15 từ thường gặp nhất

Thứ hai - 26/12/2022 21:39

Với bạn đọc ngoài tỉnh việc dịch tiếng Nghệ An Hà Tĩnh trở nên khó khăn vì từ điển tiếng Nghệ hiện nay không còn được bán rộng rãi. Hơn nữa, sự khác biệt giữa "nói" và "viết" càng gây nhiều trở ngại trong việc hiểu tiếng Nghệ. Bài viết sau Nghệ ngữ sẽ dịch một vài từ phổ biến nhất cho bạn đọc nha! Mời bạn đọc theo dõi nhé!

Dịch tiếng Nghệ An
Với bạn đọc ngoài tỉnh, tiếng Nghệ cần phiên dịch!

 

1. Trướt là gì?


Một bạn đọc nhờ dịch tiếng Nghệ An Hà Tĩnh với từ "trướt". Bạn đọc này hỏi, trong một lần về xứ Nghệ, bạn nghe người dân nói có câu "trướt", "trướt đi", vậy trướt là gì?

Xin thưa với bạn đọc, trướt có nghĩa là "đi đi", "biến đi", "đi chỗ khác"... Tùy theo từng ngữ cảnh mà từ trướt có mức độ "nặng nhẹ" trong cảm xúc khác nhau.

Ví dụ, khi hai người giận nhau, cãi nhau to tiếng, một người nói "mi trướt i" thì nên hiểu là "mày biến đi", "mày đi chỗ khác đi". Hoặc đôi khi người Nghệ chỉ nói "trướt" là hiểu người nghe cần đi chỗ khác. Từ trướt lúc này có nghĩa giống "lặn đi cho nước nó trong" theo ngôn ngữ giới trẻ.

 

dich tieng nghe an ha tinh hay nhat
Tát nác = tát nước.

 

2. Dịch tiếng Nghệ An: Rứa hầy là gì?


Trong bài viết Về từ rứa trong tiếng Nghệ, Nghệ ngữ đã giới thiệu đôi nét về từ này. Cụ thể, "rứa" có nghĩa là "thế", "hầy" có nghĩa là "nhé". Như vậy "rứa rầy" có nghĩa là "thế nhé" theo tiếng phổ thông.

Lưu ý với bạn đọc, đa số người Nghệ An dùng từ "hầy", còn ở Hà Tĩnh thì người dân dùng từ "hè". Lúc này "rứa hầy" thành "rứa hè" cùng mang nghĩa "thế nhé", "như thế nhé".

 

3. Nỏ biết là gì?


Khi dịch tiếng Nghệ An Hà Tĩnh, bạn đọc có thể học thuộc từ điển tiếng Nghệ cho người ngoài tỉnh sau đó áp dụng vào từng từ, từng câu. Ví dụ với từ "nỏ biết" thì bạn đọc có thể tách từ "nỏ" ra để xem nghĩa ra sao sao đó ghép lại.

Cụ thể, từ nỏ trong tiếng Nghệ có nghĩa là "không". Như vậy "nỏ biết" có nghĩa là "không biết". Lưu ý với bạn đọc, đôi khi người Nghệ chỉ nói từ "nỏ" mà thôi cũng với nghĩa "không biết", "không thấy" hoặc phủ nhận điều gì đó. Ví dụ cụ thể hơn như sau:

- A: Em có tiền cho enh mạn ít? (Em có tiền không cho anh mượn ít?)

- B: Nỏ/ em nỏ có. (Không/ Em không có)


 

dịch tiếng nghệ tĩnh
Tiếng Nghệ phong phú, đa dạng.

 

4. Dịch tiếng Nghệ: Mô rứa hầy là gì?


Như đề cập ở trên, trong tiếng Nghệ "rứa hầy" có thể hiểu là "thế nhé", "như thế nhé". Nhưng "mô rứa hầy" thì không thể dịch thành "đâu thế nhé" được mà cần dịch là "đâu thế nhỉ".

Ví dụ, người Nghệ An hay hỏi nhau: Đi mô rứa hầy (Đi đâu thế nhỉ); Ăn chì chi rứa hầy (Ăn cái gì thế nhỉ)... Còn người Hà Tĩnh thì đa số các vùng thay từ "hầy" bằng từ "hè": Đi mô rứa hè; Mần chi rứa hè...

 

5. Cươi là gì?


Trong tiếng Nghệ Tĩnh, "cươi" có nghĩa là "sân" - tức khoảng sân trước nhà. Bạn đọc có thể đọc kỹ hơn về cấy cươi, cái cươi trong bài viết Hỏi đáp tiếng Nghệ: cấy cươi là gì, trục cúi là gì? nhé.
 

tieng nghe an dich
Trầu là "trù" trong tiếng Nghệ.

 

6. Dịc tiếng Nghệ An Hà Tĩnh: nỏ có chi mô


Nếu bạn nhận được sự giúp đỡ từ một người Nghệ Tĩnh, bạn cảm ơn họ và họ chỉ nói "nỏ có chi mô". Vậy khi dịch tiếng Nghệ An Hà Tĩnh thì "nỏ có chi mô" có nghĩa là gì?

Với câu này chúng ta có thể tách thành như sau nha: Nỏ = không; Có = có; Chi = gì; Mô = đâu. Và chúng ta ghép lại thì "nỏ có chi mô" thành câu "không có gì đâu".

Lưu ý với bạn đọc, người Nghệ còn có câu "nỏ can chi mô" với nghĩa là "không sao đâu", khác với câu "nỏ có chi mô" nha.

 

7. Cấy chi rứa là gì?


Một bạn đọc nhờ dịch tiếng Nghệ An câu "cấy chi rứa". Nghệ ngữ xin giải đáp rằng "cấy chi rứa" là một câu hỏi có nghĩa là "cái gì thế".

Trong câu này bạn đọc có thể bắt gặp một số từ tiếng Nghệ quen thuộc như: Cấy = cái; Chi = gì' Rứa = thế. Những từ này còn có nhiều nghĩa khác nhau trong những ngữ cảnh khác, bạn đọc có thể tham khảo các bài viết ở chuyên mục Hỏi đáp tiếng Nghệ mà Nghệ ngữ đã giới thiệu nhé.

dich tieng nghe
Cấy chi rứa hề?

 

8. U khăn tiếng Nghệ An là gì?


Người Nghệ bản tính hài hước, hay trêu đùa người khác nên thường dùng lời ăn tiếng nói để trêu chọc những người không hiểu tiếng Nghệ. Ví dụ nếu bạn đọc là người ngoài tỉnh, quen một người xứ Nghệ và họ nói rằng: "u khăn" thì hãy đọc lái thành "ăn khu" tức là "ăn mông/ đít" nha.

Tất nhiên, đây là một câu nói chỉ mang tính chất trêu đùa, chọc cười, chứ không hề có tính phân biệt, miệt thị nhé. 

 

9. Dừ tiếng Nghệ An là gì?


Nếu bạn đọc từng nói chuyện với người Nghệ thì hẳn sẽ nghe những câu có từ "dừ" như: Đi dừ, mần dừ, ăn dừ... Vậy dịch tiếng Nghệ An thì từ "dừ" có nghĩa là gì?

Xin thưa, "dừ" theo nghĩa phổ thông là "bây giờ". Ví dụ: Đi dừ = Đi bây giờ/ đi liền; Mần dừ = Làm bây giờ/ Làm liền/ làm ngay; Ăn dừ = Ăn bây giờ/ Ăn ngay đây...

google dịch tiếng nghệ an
Phong vị xứ Nghệ.

 

10. Chộ là gì?


Từ chộ trong tiếng Nghệ có hai nghĩa khác nhau, tùy vào từng ngữ cảnh mà bạn đọc có thể dịch thành từng nghĩa cụ thể.

(1) Từ "chộ" có nghĩa là "thấy", "nhìn thấy": Ví dụ người Nghệ nói: Chộ đàng (thấy đường/ thấy rõ); Cò chộ mô mồ (Có thấy đâu nào); Chộ ngài ta mần, mình xách mấn chạy (Thấy người ta làm, mình xách váy chạy)...

(2) Từ "chộ" có nghĩa là "chỗ", "chỗ ngồi": Dừ ở chộ mô rứa? (Giờ mày ở chỗ nào thế); Mi dự cho tau chộ ngồi tí (Mày giữ cho tao chỗ ngồi xíu)...

 

11. Chụt tiếng Nghệ An là gì?


Trong một bài viết nhờ dịch tiếng Nghệ An trên nhóm Người Nghệ Tĩnh, Nghệ ngữ nhận được rất nhiều câu trả lời khác nhau về từ "chụt". Dưới đây là một số nghĩa:
 

  • Chụt có nghĩa tương tự từ "đom", chỉ bộ phận sinh dục nữ.
  • Chụt có nghĩa là "chột", ví dụ "bị chụt mắt" = bị chột mắt.
  • Chụt có nghĩa là hôn: Ví dụ "chụt một cấy" = Hôn một cái
  • Chụt có nghĩa là một loại họ nhà trai hến gọi là chụt hình thù dài gọi con chụt.
bay choa min
Dép ni nhà ai lưa nựa khung?


12. Dịch tiếng Hà Tĩnh: Ầy là gì?
 

Về từ ầy trong tiếng Nghệ tùy theo vùng mà có thể nói thành: ậy, ày, ạy... Và khi dịch tiếng Nghệ An Hà Tĩnh thì từ "ầy" có nghĩa là "có", "đồng ý".

- A: Ngay mai đi nhởi trên nớ mi hè? (Ngày mai đi chơi trên kia mày nhỉ?)

- B: Ầy (Ừ, ok).


 

13. Bà trắp là gì?


Người Nghệ hay nói "đồ bà trắp bà trợn" để chỉ những ai đó không thật thà, gian dối, hay quậy phá. Ngoài từ "bà trắp" thì có vùng nói thành "cà trắp" cũng mang nghĩa như trên.
 

trai xu nghe cua gay min
Món mít chấm muối vừng!

 

14. Cái cạu là gì?


Thật thú vị khi có rất nhiều bạn đọc ngoài tỉnh muốn học tiếng Nghệ để "mần du, mần rể". Và bắt đầu những bài học bằng cách học những vật dụng thân quen như "cái cạu".

Cái cạu chính là cái rổ theo tiếng phổ thông. Ngoài cái cạu thì bạn đọc nhớ học thêm các loại vật dụng tương tự như: cái dần, cái sàng, cái mủng, cái mẹt, cái giành, cái đủa, cái sảo...

 

cai cau la gi
Cái cạu.

 

15. Ngá khu là gì?


Trong tiếng Nghệ, "ngá" là ngứa", "khu" là "mông/ đít". Như vậy, "ngá khu" có thể hiểu là "ngứa đít". Tất nhiên, chẳng người nào dùng từ này theo nghĩa đen mà đằng sau đó là nghĩa bóng.

Cụ thể, người Nghệ dùng từ ngá khu để thể hiện quan điểm, ý kiến của mình rằng không đồng ý trước một sự việc: "nói không đâu vào đâu, nhác nghe, nói tào lao, nói rờ rờ rận rận"...

Ví dụ khi nghe ai đó phát biểu ý kiến nào đó mà họ không đồng tình họ sẽ nói: Tau nghe ngá khu. Ý câu này là "người phát biểu đó nói tào lao quá, nói lung tung, không đúng không trúng chút nào".

Còn bạn, bạn muốn dịch tiếng Nghệ An Hà Tĩnh với từ nào? Hãy nhắn tin cho Nghệ ngữ qua Fanpage Tiếng Nghệ hoặc email toiyeunghengu@gmail.com bạn nhé!

>>> Xem thêm: Từ điển tiếng Hà Tĩnh - 100 từ thường gặp nhất hiện nay


 

 

Tác giả: Nghệ Ngữ

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây