Em yêu anh tiếng Nghệ An nói như thế nào?
Em yêu anh tiếng Nghệ An nói như thế nào? Câu hỏi này được đặt ra từ một bạn đọc ngoài tỉnh với Nghệ ngữ. Trong bài viết sau Nghệ ngữ sẽ giới thiệu chi tiết để bạn đọc nắm rõ nha.
1. Em yêu anh tiếng Nghệ An nói ra sao?
Một cô gái ngoại tỉnh lỡ yêu thầm một anh chàng xứ Nghệ. Và để tỏ tình với anh chàng này, cô gái rất mong nói một câu tiếng Nghệ chuẩn để chàng trai bất ngờ.
Trong email gửi đến Nghệ ngữ, cô gái tâm sự, sau một thời gian quen biết cô đã học được một chút tiếng Nghệ. Nhưng thực lòng để nói chuẩn cô chưa đủ tự tin và nhờ admin chia sẻ cách tỏ tình với chàng trai xứ Nghệ này.
Dưới đây là bài học tiếng Nghệ cơ bản mà Nghệ ngữ đã giải đáp tới cô gái ngoại tỉnh này, hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn đọc chung cảnh ngộ.
Trong tỏ tình bằng tiếng Nghệ, em yêu anh nói thành "em yêu eng/ enh". Lúc này "anh" thay thế bằng "eng/ enh" - một cách xưng hô với người con trai. Hoặc nếu chưa đủ yêu, bạn đọc cũng có thể nói "em thích eng/ enh", "tau thích mi", "em ưng eng/ enh" (ưng = thích, mến)...
Tỏ tình bằng tiếng Nghệ rất đơn giản phải không nào?
2. Anh yêu em tiếng nghệ an là gì
Tương tự câu chuyện trên, cũng có tình huống ngược lại, một chàng trai ngoại tỉnh muốn làm rể xứ Nghệ. Và chàng trai này rất muốn tỏ tình bằng tiếng Nghệ.
Lúc này, chàng trai chỉ cần hiểu từ cách xưng hô "anh" trong tiếng Nghệ là "eng" hoặc "enh". Và chỉ cần thay thế là hoàn thành câu tỏ tình ngọt ngào: "Eng yêu em". Hoặc chàng trai có thể tỏ tình bằng nhiều câu nói đậm chất Nghệ hơn như: "Eng là eng thích em rồi đó", "eng ưng em"...
3. Em nỏ mô có nghĩa là gì?
Vẫn câu chuyện tình yêu, khi tỏ tình với người Nghệ, rất nhiều bạn đọc ngoại tỉnh chia sẻ rằng: Lúc mình nói em yêu anh tiếng Nghệ An (hoặc anh yêu em) thì nhận lại được câu: eng nỏ mô/ em nỏ mô...
Theo bạn đọc này, "nỏ" trong tiếng Nghệ là "không". Vậy câu em nỏ mô/ eng nỏ mô có nghĩa là từ chối không yêu.
Ví dụ:
- Em có yêu anh không?
- Em nỏ mô.
Xin trả lời, đúng là, "nỏ" có nghĩa là không. "Em nỏ mô" có nghĩa "em không (yêu) đâu". Tuy nhiên, thực là "tình trong như đã mặt ngoài con e" nhé.
4. Tổng hợp một số từ vựng cơ bản cho những ai muốn "mần du/ rể" xứ Nghệ
Để "mần du", "mần rể" xứ Nghệ thì việc nói được câu em yêu anh tiếng Nghệ An hay anh yêu em tiếng Nghệ mới là bước đầu. Sau đó chúng ta phải học dài dài vì tiếng Nghệ vô cùng phong phú, đa dạng. Dưới đây là một số từ vựng cho những ai ngoài tỉnh cần học nhé.
Mô - tê - răng - rứa là sao?
Đây là những từ hay gặp nhất, có lẽ cũng phổ biến nhất trong những người không phải dân Nghệ.
Nào cùng bắt đầu nhé:
-
mô = đâu
-
tê = kia, ấy
-
răng = sao
-
rứa = thế, đấy
Ví dụ:
-
Enh đi mô đó? = Anh đi đâu đấy? = Anh đi đâu thế?
-
Ở đàng tê. = Ở đằng kia
-
Rứa à? = Thế à?
-
Răng lại rứa? = Sao lại thế?
Mần, chi, cấy, đàng
-
mần = làm
-
chi = gì
-
đàng = đường
-
cấy = cái
Ví dụ:
-
Enh đang mần chi rứa? = Anh đang làm gì đấy?
-
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
-
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát. Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông"
-
Cấy chi rứa? = Cái gì thế?
Nỏ, giừ, trốôc, chưn/chin
-
nỏ = không
-
giừ = giờ
-
trốc = đầu (cũng có nơi phát âm trôốc)
-
chưn/chin = chân
Ví dụ:
-
Em có yêu anh không? Em nỏ mô. (em không yêu anh, thực ra là tình trong như đã...)
-
Giừ em đang ở mô đó = Bây giờ em đang ở đâu vậy?
-
Em đang ở nhà. Em bị đau chưn. = Em đang ở nhà. Em bị đau chân.
-
Rứa ạ? Có can chi không? = Thế à? Có việc gì không?
-
Trốc em bị răng rứa? = Đầu em sao thế?
O, ả, gấy, nhông
O là một từ rất hay gặp và nhiều người biết từ này rồi. Ả thì trong tiếng phổ thông hiểu theo nghĩa khác một chút.
-
o = cô
-
ả = chị
-
gấy = vợ
-
nhông = chồng
Ví dụ:
-
"O du kích nhỏ giương cao súng/ Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu"
-
"Ả Hồng đi mô rứa? Lấy nhông chưa? Nghe nói ả Hạnh lấy nhông rồi (cũng: ruồi) đó. Có lẹ rứa. Ả cụng nghe nói."
Còn rất nhiều từ vựng thú vị khác ngoài câu nói em yêu anh tiếng Nghệ An ở trên nha. Bạn đọc nếu còn thắc mắc có thể gửi email về toiyeunghengu@gmail.com để ad giải đáp nhé! Thân mến!
>>> Xem thêm: Chuyện mần du xứ Nghệ
Tác giả: Nghệ ngữ
Ý kiến bạn đọc
-
11/10/2022 08:15
- Trả lời
- Thích 0
- Không thích 0
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Lười nhác hay lười nhát viết đúng? Phân biệt nhát và nhác
-
Cách phân biệt xong hay song chính xác nhất
-
Viết chiến sỹ hay chiến sĩ là đúng? Nên chọn cách viết nào?
-
Ngành hay nghành là đúng? Khi nào viết ng hay ngh?
-
Tỉ lệ hay tỷ lệ là đúng? Cách viết nào chính xác hơn?
-
Mặc khác hay mặt khác từ nào đúng chính tả tiếng Việt?
-
Sổng chuồng hay xổng chuồng? Viết sổng hay xổng là đúng chính tả?
-
Gởi hay gửi? Kính gửi hay kính gởi? Cách phân biệt gởi và gửi
-
Top những câu đối hay về ông bà tổ tiên kèm giải nghĩa chi tiết
-
Dời lịch hay rời lịch đúng chính tả? Cách phân biệt dời hay rời
-
7 bài thơ ngắn hay về triết lý cuộc sống của tác giả Thái Bá Tân