Xắt mấn là gì theo nghĩa bóng trong tiếng Nghệ?
Xắt mấn là gì theo nghĩa đen và nghĩa bóng trong tiếng Nghệ? Vì sao người Nghệ hay nói xắt mất, xách mấn và nhiều câu nói dùng từ mấn? Cùng tìm hiểu chi tiết với Nghệ ngữ ngay nhé!
1. Xắt mấn là gì?
Trong bài viết xắt mấn, trấn mấn, khu mấn là gì trước đây Nghệ ngữ đã giải thích cho bạn đọc rõ nghĩa về xắt mấn là gì theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Tuy nhiên vẫn rất nhiều bạn đọc ngoài tỉnh hỏi về từ này và hiểu nhầm một số từ có cách viết tương tự nên BBT tiếp tục giới thiệu rõ hơn trong bài viết sau.
Cụ thể, một số bạn đọc ngoài tỉnh hỏi "sắt mấn", "xắt mần", "xất mấn" hoặc "xách mấn"... có cùng nghĩa với xắt mấn không? Xin thưa với bạn đọc, rất có thể khi nói chuyện với người Nghệ, tùy theo vùng miền có cách nhấn nhá nặng nhẹ mà bạn đọc hiểu nhầm.
Trên thực tế chỉ có từ "xắt mấn" chứ không có "sắt mấn". Hoặc "xắt mần" có lẽ là cách nói nặng của một số người dùng ở một số vùng miền Nghệ Tĩnh.
Vậy rốt cuộc xắt mấn nghĩa là gì? Ngay sau đây Nghệ ngữ sẽ giải thích chi tiết theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng để bạn đọc gần xa hiểu rõ nhất nhé.
1.1. Xắt mấn là cái gì theo nghĩa đen?
Theo nghĩa đen trong tiếng Nghệ: Xắt = giặt, mấn = váy. Như vậy, "xắt mấn" có nghĩa đen là "giặt váy".
Cũng nên biết thêm rằng, ngày xưa người Nghệ thường giặt quần áo ngoài ao, hồ và dùng cây gậy để đập như chặt vào quần áo cho sạch. Chính vì thế mà họ nói "xắt" - một hành động tương tự xắt thịt, thái thịt...
Ngày nay, nếu về xứ Nghệ bạn đọc vẫn nghe người dân nơi đây nói "xắt đồ" tức là giặt quần áo nhé. Và trong quần áo nói chung thì có "mấn" - tức váy của người phụ nữ thường mặc. Vì thế xắt mấn là giặt váy cho phụ nữ.
1.2. Xắt mấn nghĩa là gì theo nghĩa bóng?
Nghĩa đen như trên nhưng người Nghệ không khi nói "xắt mấn" họ không dùng theo nghĩa đen mà dùng ẩn ý, để nói nghĩa bóng.
Ví dụ người Nghệ hay nói: "Đồ xắt mấn", "Đi xắt mấn mô mà lâu rứa"... thì nên hiểu theo nghĩa bóng của từ này là: Đồ hậu đậu vô tích sự, không làm nên việc gì. Hoặc đơn giản là bày tỏ sự bực tức, trạng thái đợi chờ lâu nóng ruột, trách móc...
Ví dụ cụ thể:
-
Anh A nói với anh B: Mi là đồ xắt mấn. Lúc này nên hiểu nghĩa bóng là "mày là người không được tích sự gì" - một cách chửi, phê bình thẳng thắn của người Nghệ.
-
Cô vợ nói với chồng: Đi xắt mấn ở mô mà lâu về rứa? Thì ngữ cảnh này nên hiểu là "anh đi làm cái quái gì mà lâu về thế" - thể hiện một sự bực tức, giận dỗi một cách bộc trực, thẳng thắn.
Như vậy từ xắt mấn còn thể hiện tính cách của người Nghệ: Nghĩ sao nói vậy, luôn bộc trực, thẳng thắn, không giấu diếm cảm xúc.
2. Một số từ tương tự xắt mấn
Từ mấn thường xuất hiện trong giao tiếp hằng ngày của người Nghệ. Chính vì thế mà bạn đọc ngoài tỉnh luôn thắc mắc xắt mấn là gì và nhầm với một số từ như "sắt mấn", "xắt mần"... Để bạn đọc ngoài tỉnh hiểu rõ hơn, Nghệ ngữ sẽ giải đáp chi tiết ngay sau đây.
2.1. Cấy cươi xắt mấn là gì?
Cấy cươi và xắt mấn là hai từ riêng biệt. Theo đó, cấy cươi chính là cái sân trước cửa nhà - nối cửa ngõ và nhà. Bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết ở bài viết Cấy cươi là gì, trục cúi là gì trước đó nha.
Còn xắt mấn thì theo nghĩa mà BBT đã giải đáp chi tiết ở trên bạn đọc nhé. Chúng tôi chỉ lưu ý là đây là 2 từ thường dùng trong cuộc sống hàng ngày nên bạn đọc ngoài tỉnh nhớ lưu lại nha.
2.2. Xắn mấn là gì?
Mấn là váy, còn xắn là một động từ thể hiện hàng động vén lên. Như vậy, xắn mấn có nghĩa là vén váy lên nha.
Ví dụ, nếu bạn đọc về xứ Nghệ, đi đường trơn trượt thì người Nghệ sẽ nói: Xắn mấn lên con - ý bảo vén váy lên kẻo dậm bẩn, té ngã.
2.3. Xách mấn là gì?
Ví dụ một anh chàng tỏ tình bằng tiếng Nghệ: Cò yêu enh thì xách mấn theo enh! Lúc này bạn đọc hiểu nghĩa là "có yêu anh thì xách váy theo anh".
Như vậy xách mấn hiểu đơn giản là xách váy thôi bạn nhé!
Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ xắt mấn là gì trong tiếng Nghệ theo nghĩa đen, nghĩa bóng. Nếu còn thắc mắc nào khác bạn đọc vui lòng nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ nhé!
Xem thêm:
Tác giả: Nghệ Ngữ
Tags: hỏi đáp tiếng nghệ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Lười nhác hay lười nhát viết đúng? Phân biệt nhát và nhác
-
Cách phân biệt xong hay song chính xác nhất
-
Ngành hay nghành là đúng? Khi nào viết ng hay ngh?
-
Mặc khác hay mặt khác từ nào đúng chính tả tiếng Việt?
-
Sổng chuồng hay xổng chuồng? Viết sổng hay xổng là đúng chính tả?
-
Gởi hay gửi? Kính gửi hay kính gởi? Cách phân biệt gởi và gửi
-
Dời lịch hay rời lịch đúng chính tả? Cách phân biệt dời hay rời
-
7 bài thơ ngắn hay về triết lý cuộc sống của tác giả Thái Bá Tân
-
Cập nhật số điện thoại, giá cước Taxi Hồng Lĩnh Hà Tĩnh mới nhất
-
Chân quý hay trân quý viết đúng? Mẹo phân biệt chân hay trân
-
Xi nhê là gì? Nói không xi nhê nghĩa là sao?