O ni du ai là gì trong tiếng Nghệ?
O ni du ai là gì trong tiếng Nghệ? Xin thưa ngay với bạn đọc câu này có nghĩa là "cô này dâu nhà ai" - một câu hỏi thường gặp khi về xứ Nghệ. Bài viết sau Nghệ ngữ sẽ giải đáp chi tiết hơn nha.

1. O ni du ai là gì?
Một bạn đọc nhắn hỏi, khi về xứ Nghệ làm dâu được người đi đường hỏi "o ni du ai?". Vậy o ni du ai là gì trong tiếng Nghệ?
Xin thưa ngay với bạn đọc câu này có nghĩa là "cô này dâu nhà ai" - một câu hỏi thường gặp khi về xứ Nghệ. Cụ thể hơn Nghệ ngữ sẽ giải đáp chi tiết từng từ nha:
-
O: Cô
-
Ni: Này
-
Du: Dâu
-
Ai: Nhà ai
Trong câu hỏi này thể hiện tính cách của người Nghệ Tĩnh: Rất quan tâm đến cộng đồng, làng xóm. Nên khi thấy cô dâu, chú rể lạ họ sẽ hỏi ngay: o ni du ai hoặc cậu ni rể ai. Vì thế, nếu bạn được hỏi thì cứ trả lời rằng: Dạ, con là du nhà bà A...

2. Đèo gấy là gì?
Trong khi bạn nữ ngoại tỉnh hỏi o ni du ai là gì thì một bạn nam khác lại nhắn hỏi đèo gấy là gì trong tiếng Nghệ. Cụ thể bạn đọc này về xứ Nghệ chơi, nghe người ta nói với nhau "đèo gấy đi nhởi" mà không hiểu đèo là gì, gấy là gì, nhởi là chi...
Xin thưa với bạn đọc rằng, "đèo gấy" có nghĩa là "chở vợ". "Đèo gấy đi nhởi" là "chở vợ đi chơi". Lưu ý với bạn đọc, từ "gấy" trong ngữ cảnh này có nghĩa là vợ, không có nghĩa là "con gái" nhé. Vì nếu dịch thành "chở gái đi chơi" sẽ mang nghĩa khác hoàn toàn nha.
Ở bài viết Từ ngữ địa phương Hà Tĩnh Nghệ ngữ đã giải thích về từ gấy này, bạn đọc nhớ đọc thêm nhé.

3. Một số từ cần học khi về làm dâu, rể xứ Nghệ
Nếu đã hiểu o ni du ai là gì thì bạn đọc cũng nên học thêm một số từ tiếng Nghệ cơ bản sau khi về làm dâu, rể xứ Nghệ nha.
-
Cấy cươi: Cái sân. Ví dụ, mẹ chồng bảo "lấy chủi quét cấy cươi" thì bạn nhớ "lấy chổi quét cái sân trước nhà" nhé.
-
Trục cúi: Đầu gối. Ví dụ, bố vợ bảo "bố bị đau trục cúi" thì hiểu "bố bị đau đầu gối".
-
Mâm mươn: Loại bàn ăn nhỏ đặt trong nhà bếp, bây giờ ít dùng.
-
Mè hè: Tính từ chỉ cảm giác của một người về ăn uống. Trước một hoàn cảnh nào đó họ cảm thấy không thể ăn món nào đó thì có thể gọi là họ bị "mè hè".
-
Đọi: chén. Ví dụ, mẹ chồng bảo "lấy đọi ăn cơm" thì bạn đọc hiểu là "lấy chén ăn cơm" nhé.
-
Nhủ: Bảo. Ví dụ mẹ chồng nói "nhủ nhôông vô ăn cơm" thì hiểu "bảo chồng vào ăn cơm".
Bạn đọc đã hiểu o ni du ai là gì chưa? Còn rất nhiều từ khác mà bạn đọc cần học trước khi về làm dâu rể xứ Nghệ nha. Nếu còn thắc mắc bạn đọc nhớ nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ nhé!
Tác giả bài viết: Nghệ Ngữ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Xắt mấn là gì theo nghĩa bóng trong tiếng Nghệ?
16/03/2023 22:16
-
Cách làm cà teo ngâm mắm Nghệ An giòn, đậm đà nhất
16/03/2023 02:55
-
Nhót tiếng Nghệ An là gì và nghĩa nào thường dùng nhất?
25/02/2023 08:08
-
Chi chi tiếng Nghệ An là gì? Nên hiểu sao cho đúng?
16/02/2023 21:48
-
Răng bay nỏ nhớ!
14/03/2023 22:23
-
Trớp trớp là gì trong tiếng Nghệ?
03/03/2023 08:47
-
Sọi là gì là trong tiếng Nghệ Tĩnh?
01/03/2023 21:25
-
Ngày tháng đã đi qua
04/03/2023 00:43
-
Thơ tiếng Nghệ: Chuyện gia đình!
13/03/2023 00:13
-
Sinh rầy là gì trong tiếng Nghệ An Hà Tĩnh?
13/03/2023 21:24