Cớ răng nghĩa là gì trong tiếng Nghệ?
Cớ răng là gì? Cớ rằng cùng nghĩa với từ nào? Cùng Nghệ ngữ tìm hiểu nghĩa chi tiết của từ cớ răng trong tiếng miền Trung ngay nhé
1. Cớ răng là gì?
Một bạn đọc nhắn qua Fanpage tiếng Nghệ hỏi: Cớ răng nghĩa là gì? Cớ răng cùng nghĩa với từ nào? Nghệ ngữ xin giải đáp chi tiết như sau:
Cớ răng là tiếng miền Trung (dùng phổ biến ở Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An) có nghĩa là: Vì sao, cớ sao.
Cụ thể, từ "răng" trong "cớ răng" có nghĩa là "sao" mà Nghệ ngữ đã giải đáp chi tiết ở bài viết răng tiếng Nghệ An là gì trước đó. Ngoài từ "cớ răng" thì người miền Trung còn dùng một số từ khác với nghĩa tương tự như:
-
Mần răng: Làm sao?
-
Răng rứa: Sao thế? (Có vùng ở Hà Tĩnh nói "năng rứa" với nghĩa tương tự)
-
Răng hè: Sao nhỉ?
Tìm hiểu thêm từ cớ răng, chúng ta sẽ thấy từ này được nhà thơ Tố Hữu dùng trong bài Mẹ Suốt với câu:
Ghé tai mẹ, hỏi tò mò:
Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo?
>>>Có thể bạn quan tâm:
2. Cớ răng cùng nghĩa với từ nào?
Nhiều bạn đọc tìm hiểu cớ răng nghĩa là gì vì từ này được dùng trong đề thi Trạng nguyên tiếng Việt cho học sinh lớp 3. Cụ thể, đề thi này hỏi như sau:
Trong các từ sau, từ nào cùng nghĩa với từ "cớ răng"?
a. lúc nào
b. gì thế
c. vì sao
d. bữa nào
Trong 4 đáp án trên thì cớ răng cùng nghĩa với "vì sao" nhé (đáp án c). Còn các đáp án khác có thể dịch sang tiếng Nghệ như sau:
-
Lúc nào = Khi mô
-
Gì thế = Chi hè/ chi rứa/ răng rứa
-
Bữa nào = Bựa mô
Hy vọng, qua bài viết này bạn đọc đã biết nghĩa cớ răng là gì và cùng nghĩa với từ nào. Hãy luôn nhớ rằng cớ răng có nghĩa là "vì sao" bạn nhé! Nếu còn thắc mắc bạn có thể để lại bình luận ở chuyên mục Hỏi đáp tiếng Nghệ An Hà Tĩnh nha.
Tổng hợp bởi Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?