Lậm là gì trong tiếng Nghệ An & Hà Tĩnh?
Lậm là gì trong từ điển tiếng Việt? Và lậm nghĩa là gì trong phương ngữ xứ Nghệ? Tìm hiểu ngay bị lậm, lậm Game lập ngôn, lậm phim là gì cùng Nghệ ngữ nhé!
1. Lậm là gì trong từ điển tiếng Việt?
Lậm là gì trong từ điển tiếng Việt? Thưa với bạn đọc lậm có nghĩa là "thấm sâu, ăn sâu vào đến mức không bỏ được" hoặc có thể hiểu lậm có nghĩa là say mê, thích đắm đuối.
Ví dụ để bạn đọc hiểu nghĩa của từ lậm là gì cụ thể như sau:
-
Đóng đinh lậm vô trong: Đóng đinh sâu vào trong không thể gỡ ra được nữa.
-
Thằng đó lậm cô nào ở Huế rồi: Thằng đó say mê cô nào ở Huế rồi
Ngoài ra, Nghệ ngữ cũng tra cứu được từ lậm còn có nghĩa lộng hàng, quá quắt, không còn gì để nói. Ví dụ chúng ta nói về một người nào đó "hắn đợt này lậm quá rồi" thì hiểu "hắn đợt này quá quắt lắm rồi". Tuy nghiên, nghĩa này hiện tại rất ít dùng.
Còn giới trẻ thì dùng từ lậm theo nghĩa say mê, đắm đuối điều gì đó. Ví dụ như sau:
-
Lậm game: Là mê game, nghiện game
-
Lậm phim: Là mê phim, nghiện xem phim
>>>Đọc các bài viết khác về tiếng Nghệ tại đây nhé!
2. Lậm nghĩa là gì trong tiếng Nghệ An - Hà Tĩnh?
Ở trên chúng ta đã biết lậm là gì theo tiếng Việt phổ thông. Vậy với người Nghệ Tĩnh thì lậm có nghĩa là sao?
Thưa với bạn đọc, với người Nghệ, từ lậm có nghĩa là cách tính sai, tính nhầm. Ví dụ sau để bạn đọc dễ hiểu hơn nhé.
-
Ăn lậm: Ăn chặn tiền/vật chất của người khác. Ví dụ "Hắn ăn lậm của tao 10kg lúa".
-
Nói lậm, lậm ngôn: Nói sai, nói quá lời
-
Tính lậm: Tính toán sai, ví dụ "Em đó tính lậm của tao 100 ngàn" (Em đó tính sai của tao 100 ngàn)
Trong 3 ngữ cảnh trên thì người Nghệ Tĩnh thường dùng từ "bị lậm", "tính lậm" nhiều nhất. Bạn đọc nên lưu lại khi cần tra cứu nhé.
Hy vọng qua bài viết ngắn này bạn đọc đã biết lậm là gì trong tiếng Việt phổ thông và phương ngữ Nghệ Tĩnh. Nếu còn thắc mắc nào khác mời bạn đọc để lại ở phần bình luận nhé!
Tổng hợp bởi Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Chạy sô hay chạy xô đúng chính tả? Phân biệt sô hay xô
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Gáng hay ráng? Gáng lên hay ráng lên? Ráng sức hay gáng sức?
-
Tỉ mỉ hay tỷ mỷ đúng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Khoản hay khoảng? Khoản thời gian hay khoảng thời gian?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn