Cách dịch tiếng miền Trung Nghệ An Hà Tĩnh chuẩn nhất
Bạn cần dịch tiếng miền Trung Nghệ An Hà Tĩnh sang tiếng phổ thông? Bạn cần học tiếng miền Trung để giao lưu với người Nghệ? Hãy lưu lại những gợi ý sau từ Nghệ ngữ nha.
1. Đặc điểm của tiếng miền Trung Nghệ An Hà Tĩnh
Tiếng miền Trung vùng Nghệ An Hà Tĩnh được đánh giá là khó nghe nhất. Đặc biệt ở một số vùng dùng nhiều thổ ngữ như Nghi Lộc (Nghệ An) hoặc Hà Linh (Hương Khê, Hà Tĩnh)... Ngoài ra, cách nói tiếng miền Trung ở đây thường nặng, khó nghe hơn nhiều nơi khác.
Đó là chưa kể, khi nói người miền Trung thường "nói sai" dấu. Ví dụ dấu ngã thì thành dấu nặng, dấu hỏi thì thành dấu sắc. Ngoài ra, đôi vùng còn có kiểu nói lối, nói nửa vời khiến người nghe càng rơi vào thế bí.
Chính vì thế mà bạn đọc ngoài tỉnh luôn cần người dịch tiếng miền Trung khi về vùng đất này. Không đâu xa, trên Fanpage Tiếng Nghệ, Nghệ ngữ luôn nhận được rất nhiều yêu cầu từ bạn đọc nhờ dịch hộ. Những bạn đọc này cho biết, khi giao tiếp với người Nghệ, họ không thể hiểu mà cũng không thể nhờ Google dịch tiếng Nghệ An Hà Tĩnh.
2. Những khó khăn khi học tiếng miền Trung Nghệ Tĩnh
Muốn dịch tiếng miền Trung thành thạo thì bạn đọc ngoài tỉnh cần học tiếng miền Trung. Nhưng điều khó là không có trường lớp nào dạy nói tiếng miền Trung xứ Nghệ cả. Đừng quá lo lắng, Nghệ ngữ sẽ hỗ trợ bạn ngay trong bài viết này!
Nhưng trước khi bắt đầu học, hãy "điểm danh" những khó khăn khi học ngôn ngữ miền Trung nha.
Lẫn lộn dấu:
-
Nếu nghe người Nghệ nói chuyện bạn đọc sẽ rất khó hiểu. Lý do, họ nói lẫn lộn các dấu như sắc, huyền, hỏi ngã. Ví dụ, họ nói "kỹ" thành "kỵ"', "mỹ" thành "mỵ",...
-
Muốn dịch tiếng miền Trung xứ Nghệ thì bạn cần học thổ ngữ vùng đất này. Cách học tiếng Nghệ Tĩnh lúc này giống như học từ vựng tiếng Anh vậy. Ví dụ, người Hà Tĩnh, Nghệ An gọi "con du" (con dâu), "con tru" (con trâu), "trốốc" (đầu"...
-
Tiếng địa phương miền Trung khó nghe, khó học vì mỗi vùng nói mỗi khác. Cụ thể có vùng như Nghi Lộc thì các xã lân cận vẫn nói khác nhau, hay ở Hà Tĩnh các huyện, các xã cùng huyện cũng có giọng nói, cách nói rất khác.
3. Hướng dẫn dịch tiếng miền Trung xứ Nghệ cơ bản
Thực tế không có từ điển miền Trung để ban đọc ngoài tỉnh tra cứu. Vì như Nghệ ngữ đã đề cập ở trên, mỗi vùng lại có cách nói khác nhau nên rất khó để dịch tiếng miền Trung sang tiếng phổ thông chính xác nhất.
Tuy nhiên, bạn đọc vẫn có thể học tiếng miền Trung cơ bản với những từ phổ biến, dùng chung ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh như hướng dẫn sau nha.
3.1. Học từ vựng tiếng miền Trung cơ bản
Bạn đọc ngoài tỉnh có thể dịch tiếng miền Trung xứ Nghệ qua các từ ngữ miền Trung cơ bản sau:
Đại từ, mạo từ:
Tiếng miền Trung Nghệ An Hà Tĩnh |
Tiếng phổ thông |
Mi |
Mày |
Tau |
Tao |
Choa |
Chúng tao, bọn tao, chúng tôi... |
Bay, bây |
Bọn mày, chúng mày, các bạn |
Hấn |
Hắn |
Cấy |
Cái |
>>>Xem thêm: Dịch tiếng Nghệ An Hà Tĩnh: 15 từ thường gặp nhất
Danh từ:
Tiếng miền Trung Nghệ An Hà Tĩnh |
Tiếng phổ thông |
Con du |
Con dâu |
Con tru |
Con trâu |
Chạc |
Dây |
Trốôc |
Đầu |
Chủi |
Chổi |
Đọi |
Bát, chén |
Khu |
Mông |
Trục cúi |
Đầu gối |
Mấn |
Váy |
Cươi |
Sân |
Thán từ - Chỉ từ:
Tiếng miền Trung Nghệ An Hà Tĩnh |
Tiếng phổ thông |
Mô | Đâu, nào |
Mồ | Nào |
Ni | Này, nay |
Tê | Kia |
Tề | Kìa |
Rứa | Thế |
Răng | Sao |
Chi | Gì |
Nỏ | Không |
Ri | Này |
A ri | Thế này |
Nớ | Ấy |
Dừ | Bây giờ |
Động từ:
Tiếng miền Trung Nghệ An Hà Tĩnh |
Tiếng phổ thông |
Bổ | Té, ngã |
Bít | Bứt |
Chưởi | Chửi |
Đấy | Đái |
Dắc | Dắt |
Gưởi | Gửi |
Hun | Hôn |
Mần | Làm |
Nhởi | Chơi |
Đập | Đánh |
Tính từ:
Tiếng miền Trung Nghệ An Hà Tĩnh |
Tiếng phổ thông |
Rầy, trơi | Xấu hổ |
Cảy | Sưng |
Ngái | Xa |
Su | Sâu |
Túi | Tối |
Sọi | Đẹp, chất lượng |
Nậy | Lớn |
Lớp tớp | Nhanh nhảu, đoảng |
Xắt mấn | Hậu đậu, vô tích sự |
Cọt | Còi, không chịu lớn |
>>>Xem thêm: Cách nói tiếng Nghệ An Hà Tĩnh từ vần A đến vần Y
3.2. Để nói tiếng miền Trung chuẩn cần nghe nhiều hơn
Lắng nghe nhiều, giao tiếp nhiều với người miền Trung xứ Nghệ bạn đọc sẽ biết cách nói tiếng miền Trung chuẩn nhất. Và tất nhiên, khi đã quen, đã thuộc thì việc dịch tiếng miền Trung sẽ trong tầm tay nhé.
Bạn đọc có thể nghe đọc thơ tiếng Nghệ hoặc chuẩn giọng Nghệ tại kênh Youtube Tiếng Nghệ nha.
3.3. Giải đáp một số tiếng miền Trung từ bạn đọc
Thời gian qua, Nghệ ngữ nhận được rất nhiều lời đề nghị dịch tiếng miền Trung Nghệ Tĩnh. Trong bài viết này Nghệ ngữ sẽ giải đáp chi tiết:
1. Nỏ tiếng Nghệ An là gì
Nỏ trong tiếng Nghệ có nghĩa là không.
2. Mô tiếng Nghệ An là gì
Mô trong tiếng Nghệ có 2 nghĩa: đâu hoặc nào. Ví dụ "đi mô đó" là "đi đâu đấy", còn "khi mô đi" là "lúc nào đi".
3. Ni tiếng miền Trung là gì
Ni có nghĩa là "nay" hoặc "này". Ví dụ "bựa ni" có nghĩa "bữa này", "túi ni" có nghĩa "tối nay".
4. Đi nhởi là gì?
Là đi chơi
Có 2 nghĩa là "thấy", hoặc "chỗ".
6. Hầy là gì
Có nghĩa là "nhé". Ví dụ "rứa hày" có nghĩa "thế nhé".
7. Mẹ miền Trung gọi là gì
Tùy theo vùng mà có thể gọi mệ, mẹ.
8. Đọi là cái gì
Chính là cái chén dùng ăn cơm.
9. Mần chi đó là gì
Có nghĩa là "làm gì đó"
Bạn cần dịch tiếng miền Trung Nghệ An Hà Tĩnh nào? Hãy liên hệ ngay qua Fanpage Tiếng Nghệ để chúng tôi giải đáp nhé! Trân trọng!
Ý kiến bạn đọc
-
Khả My 01/12/2023 23:20
- Trả lời
- Thích 0
- Không thích 0
-
Vi Thị Chúc 30/10/2023 18:51
- Trả lời
- Thích 0
- Không thích 0
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Viết cái hủ hay cái hũ đúng? Phân biệt hủ hay hũ chi tiết
-
Không nỗi hay không nổi viết đúng? Mẹo phân biệt nỗi hay nổi
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?