Ló tiếng Nghệ An là gì? Top 10 từ điển mùa gặt cần biết

Thứ ba - 23/05/2023 22:46

Ló tiếng Nghệ An là gì? Thưa ngay với bạn đọc "ló" có nghĩa là "lúa" trong tiếng Nghệ. Ngoài ra Nghệ ngữ sẽ giới thiệu thêm 10 từ thường xuất hiện vào thời điểm mùa gặt lúa nhé!

lo tieng nghe an la gi
Phơi ló = phơi lúa.

 

1. Ló tiếng Nghệ An là gì? 


Như Nghệ ngữ đề cập ở trên, một số bạn đọc ngoài tỉnh về xứ Nghệ chơi dịp mùa gặt này và nghe người Nghệ gọi "gắt ló", "hột ló", "phơi ló", "ló sọi", "ló khén"... mà không biết ló tiếng Nghệ An là gì?

Giải đáp ngay với bạn đọc, ló trong tiếng Nghệ có nghĩa là "lúa":

 

  • Cơn ló = cây lúa

  • Gắt ló = gặt lúa

  • Phơi ló = phơi lúa

  • Ló sọi = Lúa đẹp, hạt chắc

  • Ló khén =Lúa đã phơi khô

 

2. Một số từ điển tiếng Nghệ cần biết về ngày mùa


Nếu đã biết ló tiếng Nghệ An là gì thì bạn đọc cũng đừng quên lưu lại một số từ tiếng Nghệ thường xuất hiện vào mùa màng nhé.
 

  • Nhọoc rụ: Mệt quá (đi gắt về nhọoc rụ i = đi gặt lúa về mệt quá)

  • Cươi: Sân (khoảng sân trước nhà thường dùng để phơi lúa)

  • Khén: Khô (Ló khén cất được rồi = lúa đã phơi đủ độ khô để cất)

  • Vưa vưa: Bình thường, vừa thôi (ló năm ni cụng vưa vưa = lúa năm nay cũng bình thường)

  • Mần rọong: Làm ruộng

  • Cấy ló: Cấy lúa

  • Ràn: Chuồng trâu/bò

  • Má: Mạ, cây mạ non để cấy lúa

  • Cót: Bồ đựng lúa

  • Sập: Thùng đựng lúa bằng gỗ lớn, thường đựng lên cả tấn lúa.

  • Mót ló: Lượm lúa, ngày xưa người Nghệ thường đi lượm lúa còn sót lại ở các ruộng.

  • Cả nhả: Còn nhiều (ló năng cả nhả = Lúa còn rất nhiều, chưa gắt kịp)


Bạn đã biết ló tiếng Nghệ An là gì? Bạn còn thắc mắc từ tiếng Nghệ Tĩnh nào khác? Vui lòng nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ nhé!

>>>Xem thêm: Trấy khu mấn là gì?

 

Tổng hợp bởi Nghengu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây