Từ mô là gì trong tiếng Nghệ Tĩnh?
Từ mô là gì trong cách nói của người Nghệ Tĩnh? Vì sao người Nghệ hỏi cũng nói mô mà từ chối cũng mô? Cùng Nghệ ngữ tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!

1. Từ mô là gì trong tiếng Nghệ?
Một bạn đọc hỏi từ mô là gì trong cách nói của người Nghệ? Từ mô tiếng Nghệ có mấy nghĩa? Làm sao để biết nghĩa nào chính xác theo từng ngữ cảnh.
Xin thưa với bạn đọc rằng, từ mô có đến 3 nghĩa khác nhau trong tiếng Nghệ. Cụ thể như sau:
-
Mô: Đâu. Ví dụ hỏi "đi mô đó" thì hiểu "đi đây đó". Hoặc "ở mô" có nghĩa "ở đâu"
-
Mô: Nào. Ví dụ "khi mô đi" có nghĩa "khi nào đi". Hoặc "khi mô cưới gấy" có nghĩa "lúc nào cưới vợ".
-
Mô: Không, không có, không có gì. Trong một số ngữ cảnh, người Nghệ nói tắt "mô" để từ chối việc gì đó. Ví dụ A nói "mi ăn trộm ổi nhà ông A à", thì B trả lời "mô" (nói kéo dài) có nghĩa là "không". Tất nhiên, từ mô lúc này cũng có nghĩa là "đâu, đâu có".

2. Một số câu sử dụng từ mô phổ biến ở xứ Nghệ
Để bạn đọc ngoài tỉnh hiểu hơn từ mô là gì trong tiếng Nghệ, Nghệ ngữ sẽ giới thiệu một số câu nói thường dùng từ mô nhé.
Các câu hỏi thường gặp có từ mô:
-
Đi mô? = Đi đâu?
-
Ở lộ mô? = Ở chỗ nào?
-
Mần chi ở mô? = Làm gì ở đâu?
Các câu cảm thán thường dùng từ mô:
-
Ngái ngôi mô mà lâu nỏ chộ! = Xa xôi đâu mà lâu chẳng thấy!
-
Bầy choa cò chộ mô mồ! = Chúng tôi có thấy đâu nào!
-
Bây ở lộ mô mà chộ nỏ về, cha mệ nhớ lử i! = Tụi bay ở chỗ nào mà chẳng thấy về, cha mẹ nhớ da diết!
Một số câu từ chối dùng từ mô:
-
Nỏ mô = Không đâu
-
Mô (nói kéo dài) = Không có, làm gì có.
-
Nỏ có mô = Không có đâu
-
Mô ra hè = Đâu ra/ lấy đâu ra. Ví dụ A nói "nghe đồn mi kiếm được người yêu đẹp lắm", B trả lời "mô ra hè" (ý nói có đâu, lấy đâu ra người yêu).
Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã hiểu rõ từ mô là gì trong tiếng Nghệ. Nếu bạn đọc còn thắc mắc vui lòng bình luận hoặc nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ nhé!
Tác giả: Nghệ Ngữ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Nữa hay nửa? Nữa ngày hay nửa ngày? Một nữa hay một nửa?
-
Xài xể hay sài sể hay sài xể đúng? Nghĩa của từ này là gì?
-
Viết dỡn hay giỡn mới đúng chính tả tiếng Việt?
-
Giương đông kích tây hay dương đông kích tây? Phân biệt dương & giương
-
Đặt biệt hay đặc biệt đúng? Phân biệt đặt hay đặc
-
Viết cực kỳ hay cực kì? Cực kì hấp dẫn hay cực kỳ hấp dẫn?
-
Đía là gì? Nói đía, nhìn đía, bịa đía nghĩa là sao?
-
Viết xếp chồng hay xếp trồng? Chồng lên nhau hay trồng lên nhau?
-
Bản hay bảng? Bản tin hay bảng tin? Bản mạch hay bảng mạch?
-
Viết kỳ nghỉ hay kì nghỉ? Dùng i ngắn hay y dài phù hợp hơn?
-
Viết tắc trách hay tất trách mới đúng chính tả tiếng Việt?