Dịch tiếng Hà Tĩnh sang tiếng phổ thông: 45 câu phổ biến

Thứ năm - 23/03/2023 09:12

Trong thời gian qua, nhiều bạn đọc ngoài tỉnh nhờ Nghệ ngữ dịch tiếng Hà Tĩnh sang tiếng phổ thông. Nghệ ngữ đã tổng hợp lại 45 câu phổ biến nhất và dịch chi tiết như sau. Mời bạn đọc theo dõi nhé!

dich tieng ha tinh
Tiếng Hà Tĩnh có dễ nghe với bạn đọc ngoài tỉnh?

 

Top 10 câu dịch tiếng Hà Tĩnh sang tiếng phổ thông cơ bản


Trên Fanpage Tiếng Nghệ, Nghệ ngữ nhận được rất nhiều câu nhờ dịch tiếng Hà Tĩnh. Dưới đây Nghệ ngữ đã tổng hợp lại 10 câu cơ bản, phổ biến nhất. Bạn đọc có thể theo dõi chi tiết ngay sau đây nhé!

1. Anh yêu em tiếng Hà Tĩnh

Dịch: Eng yêu em

2. Gấy tiếng Hà Tĩnh là gì?

Dịch: Có 2 nghĩa (1) con gái, phụ nữ; (2) vợ.

3. Bẹp tiếng Hà Tĩnh là gì?

Dịch: Có 2 nghĩa (1) tính chất sự vật bị bẹp xuống; (2) chỉ giới tính nữ. Xem chi tiết tại bài viết Bẹp tiếng Nghệ là gì.

3. Chộ tiếng Hà Tĩnh là gì?

Dịch: Có 2 nghĩa (1) là thấy, nhìn thấy; (2) là chỗ ngồi. Xem chi tiết tại bài viết Chộ tiếng Hà Tĩnh là gì?

4. Con muỗi tiếng Hà Tĩnh

Dịch: Con mọi/ cun mọi/ cân mọi. Trong tiếng Hà Tĩnh con muỗi gọi là con mọi. Còn hạt muối là hột mói nhé!

5. Eng tiếng Hà Tĩnh

Dịch: Eng tiếng Hà Tĩnh là "anh". Ví dụ "eng em" là "anh em", "eng yêu em" là "anh yêu em"...

6. Em tiếng Hà Tĩnh

Dịch: Vẫn xưng em như tiếng phổ thông. Riêng từ "chị" thì có nơi gọi là "ả".

7. Đom tiếng Hà Tĩnh là gì

Dịch: Đom là từ để chửi những lúc bực mình hoặc dùng để trêu đùa chỉ một cái không có thật, không được việc! Ví dụ: Cục đom! Đồ cục đom! Mần như đom!

8. Nhởi tiếng Hà Tĩnh là gì?

Dịch: là "chơi". Ví dụ, "đi nhởi" có nghĩa "đi chơi"...

9. O tiếng Hà Tĩnh là gì?

Dịch: Có 2 nghĩa (1) o để chỉ người con gái; (2) để chỉ em gái, chị gái của cha. Xem thêm ở bài viết O trong tiếng Nghệ nghĩa là gì.

10. Tề tiếng Hà Tĩnh là gì?

Dịch: Kìa. Ví dụ, "đó tề" có nghĩa "đó kìa". Hoặc "tê tề" có nghĩa "kia kìa". Bạn đọc có thể xem thêm ở bài viết từ nớ tề trong tiếng Nghệ nha.

 

dich tieng ha tinh sang tieng pho thong
Bạn thử dịch "o ni du ai" sang tiếng phổ thông nhé!

 

Dịch tiếng địa phương Hà Tĩnh cho bạn đọc ngoài tỉnh


Ngoài những câu dịch tiếng Hà Tĩnh sang tiếng Việt phổ thông ở trên, Nghệ ngữ còn nhận được khá nhiều thắc mắc khác từ bạn đọc ngoài tỉnh. Dưới đây là bản dịch chi tiết gửi tới những ai quan tâm tiếng Nghệ nha.

1. Chồng tiếng Hà Tĩnh là gì?

Dịch: Nhôông. Cụ thể trong tiếng Nghệ "chồng" là "nhôông", "vợ" là "gấy".

2. Nỏ tiếng Hà Tĩnh là gì?

Dịch: Không. Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết các nghĩa của từ nỏ trong tiếng Hà Tĩnh nhé.

3. Răng tiếng Hà Tĩnh là gì?

Dịch: Sao. Ví dụ "răng rứa" có nghĩa "sao thế". Hoặc "mần răng" là "làm sao". Bạn đọc xem thêm ở bài viết Răng tiếng Nghệ là gì nhé.

4. Hẹ tiếng Hà Tĩnh

Dịch: nha, nhỉ. Ví dụ "rứa hẹ" có nghĩa "thế nha", "mần tí hẹ" có nghĩa "làm chút nhỉ". Từ hẹ đồng nghĩa với từ hầy.

5. Khu mấn tiếng Hà Tĩnh là gì?

Dịch: Nghĩa đen là "mông vay", còn nghĩa bóng thường dùng là "Không tốt, không có cảm tình, không có giá trị, không ra gì". Bạn đọc xem chi tiết về trấy khu mấn là gì nhé.

6. Khu tiếng Hà Tĩnh là gì?

Dịch: Mông. Khu là từ xuất hiện trong tiếng Hà Tĩnh rất nhiều, tất nhiên họ dùng với nghĩa bóng. Bạn đọc xem chi tiết ở bài Lộ khu, ngá khu, quẹt khu là sao?

7. Khe tiếng Hà Tĩnh là gì?

Dịch: Dòng suối nhỏ. 

8. Trốc tru tiếng Hà Tĩnh là gì?

Dịch: Nghĩa đen là "đầu trâu", nghĩa bóng là "dốt, dại khờ". Bạn đọc xem thêm chi tiết ở bài trốôc tru khu mấn nghĩa là chi nhé.

9. Ló tiếng Hà Tĩnh

Dịch: Lúa. Ví dụ "hột ló" có nghĩa "hạt lúa", "gắt ló" có nghĩa "gặt lúa", "ló có sọi khung" có nghĩa "lúa có đẹp, tốt không".

10. Mẹ tiếng Hà Tĩnh

Dịch: Tùy vùng gọi mẹ hoặc mệ. 

 

google dich tieng ah tinh
"Cơn ngấy" trong tuổi thơ người Hà Tĩnh!

 

Hướng dẫn dịch tiếng Hà Tĩnh sang tiếng phổ thông với 15 câu hay nhất


Rất nhiều bạn nhờ Google dịch tiếng Hà Tĩnh và kết quả là hiểu sai ý. Vì tiếng Hà Tĩnh tùy theo từng ngữ cảnh có nghĩa bóng hoàn toàn khác nghĩa đen. Dưới đây là 15 câu phổ biến mà Nghệ ngữ giới thiệu đến bạn đọc.

1. Mô tiếng Hà Tĩnh là gì?


Dịch: Có 2 nghĩa (1) đâu; (2) nào. Ví dụ "ở mô đó" có nghĩa "ở đâu đó", "khi mô đi" là "lúc nào đi". Nghệ ngữ đã giải đáp chi tiết từ mô trong tiếng Nghệ bạn đọc xem kỹ nhé.

2. M
ấn tiếng Hà Tĩnh là gì?

Dịch: Váy. Ví dụ "mặc mấn" có nghĩa "mặc váy". Tuy nhiên từ xắt mấn thì nghĩa khác nhé.

3. Mồ tiếng Hà Tĩnh

Dịch: Có 2 nghĩa (1) ngôi mộ; (2) nào. Ví dụ "cho méng nác mồ" có nghĩa "cho miếng nước nào"

4. Ni tiếng Hà Tĩnh là gì

Dịch: Nay. Ví dụ "bựa ni" có nghĩa "bữa nay", "túi ni" có nghĩa "tối nay".

5. Nạ tiếng Hà Tĩnh

Dịch: Nhé, à. Ví dụ "rứa nạ" có nghĩa "thế nhé", "bay nạ" có nghĩa "bay à"...

6. Nhông tiếng Hà Tĩnh

Dịch: Chồng. Tuy nhiên viết chính xác là "nhôông".

7. Năng tiếng Hà Tĩnh là gì?

Dịch: Có 2 nghĩa (1) căng; (2) sao. Ví dụ "chạc năng qua" có nghĩa "dây căng quá"; còn "mần năng" có nghĩa "làm sao".

8. Phô trắp tiếng Hà Tĩnh là gì

Dịch: Nói láo, nói quá. 

9. Rứa tiếng Hà Tĩnh là gì?

Dịch: Thế. Ví dụ "năng rứa" có nghĩa "sao thế", "mần rứa đó" có nghĩa "làm thế đó".

10. Ri tiếng Hà Tĩnh

Dịch: Này. Ví dụ "a ri" có nghĩa "thế này", "ri nì" có nghĩa "thế này này"...

11. Rầy tiếng Hà Tĩnh

Dịch: xấu hổ, thẹn thùng. Còn có từ khác đồng nghĩa là "trơi", hoặc từ sinh rầy trong tiếng Nghệ.

12. Rú tiếng Hà Tĩnh là gì

Dịch: Rừng

13. Con rể tiếng Hà Tĩnh

Dịch: Vẫn gọi theo tiếng phổ thông là con rể, rể.

14. Cái sân tiếng Hà Tĩnh

Dịch: Cấy cươi. Bạn đọc xem chi tiết ở bài cấy cươi là gì nhé.

15. Ung tiếng Hà Tĩnh là gì

Dịch: Cậu. Người Hà Tĩnh hay xưng hô "ung, mềnh" có nghĩa "cậu, mình".

Ở trên là 45 câu dịch tiếng Hà Tĩnh sang tiếng phổ thông mà Nghệ ngữ giới thiệu đến bạn đọc. Nếu bạn còn thắc mắc nào khác vui lòng nhắn tin hoặc gửi email về toiyeunghengu@gmail.com nhé!

 

Tổng hợp bởi www.nghengu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 13 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 4.3 - 3 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây