Top 35+ tiếng địa phương Nghệ An phổ biến nhất

Chủ nhật - 06/11/2022 01:53

Tiếng địa phương Nghệ An rất phong phú và đa dạng. Tùy vào từng vùng, từng xã sẽ có cách nói, cách dùng từ ngữ rất khác biệt. Trong bài viết sau Nghệ ngữ chỉ giới thiệu top 35+ từ phổ biến nhất để bạn đọc tiện tham khảo nha.

 tiếng địa phương Nghệ An
Tiếng Nghệ thú vị và ngọt ngào.

 

1. Tổng hợp 10+ từ xưng hô trong tiếng địa phương Nghệ An thường dùng nhất


Như Nghệ ngữ đã giới thiệu trước đây, trong tiếng địa phương Nghệ An, người dân hay nói "sai dấu". Ví dụ dấu ngã thành dấu nặng... Ngoài ra, trong cách xưng hộ người Nghệ cũng rất khác biệt. Dưới đây là một số từ phổ biến như thế.
 

  • Tau = tôi 

  • Mi = mày

  • Bọn bây (hoặc bọn bay) = Bọn mày 

  • Bọn nớ = Bọn họ, bọn kia, họ

  • Bọn choa = Bọn tao, chúng tôi

  • Ả = Chị

  • Eng/ Enh = Anh

  • Hấn = Hắn

  • Ôông = Ông

  • Bọ = Bố (có nơi gọi cha, thầy thay cho bọ)

  • Mệ = Mẹ (tùy vùng)

    tieng dia phuong nghe an
    Ai nhớ cấy gàu ni?

 

2. Một số danh từ thường dùng trong tiếng địa phương Nghệ An 


Với danh từ, người Nghệ An thường có cách gọi tên rất khác như sau: 

  • Chạc = Dây

  • Chủi  =  Cây chổi

  • Cạu  =  Rổ, rá

  • Con du, chị du, em du  = Con dâu, chị dâu, em dâu

  • Con me  = Con bê

  • Đọi  = Bát ăn cơm bình thường

  • Tô  =  Bát lớn

  • Rương  =  Hòm

  • Tru  =  Trâu

  • Ga   = Gà

  • Mấn  =  Váy

  • Trôốc cúi  = Đầu gối

  • Trôốc = Đầu

  • Cẳng  =  Chân

  • Chin  =  Chân

  • Khu  = Mông

  • Lộ khu  =  Lỗ đít

  • Cươi  =  Sân

  • Nương  =  Vườn

  • Roọng  =  Ruộng

  • Cơn  =  Cây

  • Ló  =  Lúa

  • Toóc   = Gốc cây lúa (Không phải cây rơm)

  • Đàng  =  Đường

  • Goóc  =  Góc

  • Vụ  =  Vú

  • Rú  =  rừng

  • Nác  =  Nước

  • Cơm lắng  = Cơm nguội

  • Nác lạnh  =  Nước lã

  • Tắn  =  Rắn

  • Lôông  =  Lông

  • Rọt  =  Ruột

  • Lụt  =  Lũ

  • Bạo  =  Bão

  • Mợ  =  Mỡ

  • Ruốc =   Mắm tôm

  • Cá tràu  =  Cá quả

  • Mói  =  Muối

  • Cenh =   Món canh, súp

  • Mươn  =  Bàn

  • Ròi  =  Ruồi

  • Oong  =  Ong

  • Trùn  =  Giun

  • Cấy cựa  =  Cái cửa hoặc có nghĩa khác là "cựa của con gà"
     

    tieng dia phuong xu nghe tinh
    Rau má...

     

3. Từ ngữ địa phương ở Nghệ An phân ngôi thứ ra sao?


Người dân xứ Nghệ phân ngôi thứ khi xưng hô khác biệt so với một số vùng như miền Bắc, miền Nam. Cụ thể hơn Nghệ ngữ sẽ giới thiệu chi tiết như sau:
 

  • Bác  =  Anh trai của bố, vợ anh trai của bố

  • Chú  = Em trai của bố

  • O  =  Chị và em gái của bố

  • Mự  = Vợ của Chú và Cậu

  • Dượng  =  Chồng của O và Dì

  • Cậu  =  Anh trai và em trai của mẹ

  • Dì =  Chị và em gái của mẹ

hoc tieng nghe an
Cá gáy.

 

4. Học tiếng Nghệ An qua 35+ từ phổ biến nhất (dành cho bạn đọc ngoài tỉnh)


Học tiếng địa phương Nghệ An rất khó, ngoài cách dùng từ "sai dấu" thì người Nghệ còn có một số từ đặc biệt, không hề giống với vùng miền nào. Dưới đây là top 15+ từ mà Nghệ ngữ giới thiệu đến bạn đọc ngoài tỉnh để học nha.

  • Mô  =  Đâu

  • Tê  = Kia

  • Tề  =  Kìa

  • Răng  =  Sao, là như thế nào

  • Rứa =   Vậy, thế

  • Dừ, Giừ  =  Giờ

  • Ri  =  Thế này

  • Nì  = Này

  • Ni  =  Này (Ví dụ: Mẹ con nhà ni = Mẹ con nhà này)

  • Bọp  =  Bóp

  • Mần  =  Làm

  • Rờ  =  Sờ

  • Chộ   = Thấy (Tau/Choa cò chộ à  = Tôi/Chúng tôi không nhìn thấy đâu nào)

  • A ri   = Như thế này

  • A ri nì  =  Làm như thế này này

  • A rứa hôống  =  Hóa ra là vậy

  • Trụng =   Nhúng

  • Sèm  =  Thích

  • Cấy gàu, cấy đài  =  Cái gầu

  • Ẻ   = ỉa

  • Đấy  =  Đái

  • Đùm  =  Gói

  • Cấy vại =  Cái vại, chum nhỏ. Tuy nhiên nếu nghe "vại ló" thì hiểu là hành động vung tay một vòng hất môt nắm các vật nhỏ ra xa.

  • Náng  =  Nướng

  • Loọc  =  Luộc

  • Mớ   = Ngủ mơ

  • Hun  =  Hôn

  • Cưa  =  Tán tỉnh

  • Côộc  =  Khúc gỗ to và dài có thể cầm được.

  • Côộc cơn =   Gốc cây

  • Xéo  =  Cút

  • Nỏ  =  Không

  • Khôông  =  Không

  • Cấy  =  Cái

  • Cí   = Cái

  • Khoóc =   Khóc

  • Ngá  =  Ngứa

  • Đập =   Đánh

  • Chắc  =  Một mình (đọc thêm Về từ chắc trong tiếng Nghệ)

  • Chưởi  = Chửi bới

  • Vô =  Vào

oi min (1)
Cấy oi.

 

5. Tổng hợp các tính từ thường dùng trong tiếng địa phương Nghệ Tĩnh     


Nếu bạn đọc muốn học tiếng địa phương Nghệ An hãy bắt đầu bằng các tính từ thường dùng trong cuộc sống người dân nơi này như sau nha.
 

  • Ngái  =  Xa

  • Gin  =  Gần

  • Nhớp  =  Bẩn

  • Thúi  =  Thối

  • Cảy  =  sưng

  • Bổ  =  Ngã

  • Su  =  Sâu

  • Túi  =  Tối

  • Ban ngay  =  Buổi ngày

  • Ban túi  =  Buổi tối

  • Ban trưa  =  Buổi trưa

  • Trửa  =  Giữa

  • Ngay  =  Ngày

  • Nhứt hoặc nhít  =  Nhất

  • Dắc =   Dắt

  • Gởi  =  Gửi

  • Nhởi  =  Chơi

  • Bây chuyện  =  Vẽ chuyện

  • Bầy hầy  =  Ý chỉ người bị nói tính cách ăn ở cư xử không được lịch sự

  • Ngáo ngơ  =  Khờ

  • Thay lay/Thây lây  =  Ý chỉ người bị nói nói năng không có điểm dừng, chọc tức người khác, ai nói câu nào thì nói lại câu đó.

  • Lớp tớp   = Cầm đèn chạy trước ô tô

  • Bép xép  =  Nhiều chuyện

  • Truột chạc  =  Hỏng việc (đọc thêm Về từ truột chạc trong tiếng Nghệ Tĩnh)

  • Méng  =  Miếng

  • Bôốc  =  Bốc

  • Nạm  =  Nắm

  • Cù lẹ  =  Có lẽ

  • Rầy, rầy rầy  =  Xấu hổ, ngượng

  • Bốc phét   = Chém gió

  • Rơm rơm  =  Tào lao

  • Chua chua  = Nói không biết ngượng

  • Cù lẹ sâm  =  Ý nói người bị nói đừng có tưởng bở
     

Tiếng địa phương Nghệ An còn rất nhiều từ ngữ khác mà Nghệ ngữ không thể liệt kê hết trong bài viết này. Nếu bạn đọc còn từ nào chưa hiểu hết nghĩa xin mời gửi email về toiyeunghengu@gmail.com nhé. Hoặc nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ nha.

Tác giả: Nghệ Ngữ

Tổng số điểm của bài viết là: 50 trong 10 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 10 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây