Về từ "truột chạc", "mặt nạc đóm dày" trong tiếng Nghệ

Thứ năm - 25/08/2022 21:13

Tiếng Nghệ có rất nhiều từ ngữ, câu nói mang ý nghĩa thú vị. Như "truột chạc", hay "mặt nạc đóm dày" mà Nghệ ngữ xin giải thích như sau.

mat nac dom day

 

1. Truột chạc nghĩa là chi?

Một bạn đọc hỏi "truột chạc" nên hiểu thế nào trong tiếng Nghệ? Xin thưa, như sau:

(1) Nghĩa đen: Truột = tuột, chạc = dây. Truột chạc = tuột dây (đã buộc trước đó).

(2) Tuy nhiên, người Nghệ khi nói "truột chạc" để nói đến một nghĩa khác. Cụ thể "truột chạc" thể hiện một hoàn cảnh không như ý muốn, gặp khó khăn trong cuộc sống....

Hay một số ngữ cảnh, "truột chạc" thể hiện điều không đạt được hoặc thất bại trong cuộc sống. 

Ví dụ, "năm ni mần ăn truột chạc" là nói năm này không ăn nên làm ra, gặp khó khăn đủ thứ. Hoặc nhìn vào hình ảnh này, người Nghệ sẽ kêu "truột chạc rồi bà con ơi".

 

truot chac


>>>Xem thêm: Học tiếng Nghệ cấp tốc: Mồ, ni, nỏ, nạ, nớ nghĩa là gì?
 

2. Mặt nạc đóm dày nên hiểu thế nào?


Mọi người cho em hỏi tí. Khi nhỏ em nghe cha em nói ai đó là "mặt nạc đóm dày". Mặt nạc có lẽ là mặt thịt. Rứa "đóm dày" là chi?

(1) Về nghĩa đen, mặt nạc là mặt nhiều thịt. Cụ thể hơn, mặt nạc là mặt có phần thịt hai má, trán, cằm nhô ra quá nhiều. Còn "đóm dày" có nghĩa là đuốc - một loại nan tre, nứa để châm lửa khi hút thuốc lào (bạn đọc nên hiểu là người Nghệ rất thích hút thuốc lào).

(2) Về nghĩa bóng, "mặt nạc đóm dày" để nói những ai mặt thịt thường lì lợm, đóm dày thì khó cháy,
 châm mãi mớ cháy trong lúc cơn thèm hút mà chờ thì bực mình lắm. 

Ý cả câu này nhằm chỉ người ngu độn, lì lợm.

Mọi thắc mắc về tiếng Nghệ, mời bà con gửi về email toiyeunghengu@gmail.com hoặc nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ!

Trân trọng!

 

Tác giả: Nghệ ngữ

Tổng số điểm của bài viết là: 60 trong 12 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 12 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây