Choa tiếng Nghệ An là gì? Một vài ví dụ dùng từ choa
Choa là một đại từ rất phổ biến ở xứ Nghệ. Người dân nơi đây hay nói "quê choa", "bọn choa", "bầy choa", "kệ choa"... vậy choa tiếng Nghệ An là gì? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
1. Choa tiếng Nghệ An là gì?
Choa trong tiếng Nghệ có nghĩa là "chúng tao", "bọn tao", "chúng tôi", "bọn tôi", "chúng mình". Hoặc một số ngữ cảnh đại từ "choa" mang nghĩa "tôi", "tao", "mình"
Người Nghệ dùng đại từ "choa" rất nhiều trong cuộc sống. Tùy từng hoàn cảnh mà họ có thể dùng mỗi từ "choa" khi xưng hô hoặc kết hợp thêm nhiều từ thành: Bọn choa, nhà choa, mẹ choa, cha choa...
Trong những câu nói dùng từ choa thì người Nghệ hàm ý có chút gì đó tự hào. Ví dụ cụ thể hơn như sau nhé.
- Quê choa rứa đó (Quê tụi mình thế đó): "Quê choa" lúc này thể hiện sự tự hào, lòng yêu quê của người Nghệ.
- Mẹ choa nói rành hay (Mẹ mình nói toàn hay): "Mẹ choa" thể hiện lòng tự hào, tình thương yêu khi nhắc về mẹ.
Bên cạnh xưng hô với người (mẹ choa, cha choa, ôông choa...) thì người Nghệ gắn từ choa với mọi sự vật đời thường như: ga nhà choa, tru nhà choa, rọng nhà choa, ngọ nhà choa... điều đó có thể thấy, với họ mọi thứ xung quanh đều gắn bó và trở thành máu thịt, một phần "choa" không thể thiếu.
2. Từ choa trong ca dao, tục ngữ, văn thơ
Nếu bạn đọc thường xuyên đọc thơ tiếng Nghệ sẽ bắt gặp ở đó vô số bài thơ dùng từ choa: Lục bát quê choa, Từ điển tiếng quê choa, Thơ giọng quê choa... Quê choa có cá có cà, có hoa trập trội, có hoa bù lù, có bầy cun nít dự tru...
Hay trong ca dao tục ngữ thành ngữ cùng văn thơ xứ Nghệ từ choa xuất hiện rất nhiều.
- Thôi thì thác cũng ra ma
Rọng choa, choa cứ hai mùa mần ăn.
Dịch tiếng phổ thông: Thôi thì chết cũng ra ma/ Ruộng mình mình cứ hai mùa làm ăn
Hay bài thơ tiếng Nghệ nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi:
Răng chưa sang nhởi nhà choa
Bà o đã nhốt con ga trong truồng
Em cười bối rối mà thương
Thương em một lại trăm đường thương quê
Với người Nghệ "Choa buồn, choa vui, choa nhởi, choa mần/ Nhưng nỏ có khi mô choa quên tình - Tiếng Nghệ".
Với giải thích như trên bạn đọc đã hiểu choa tiếng Nghệ An là gì chưa? Nếu còn thắc mắc nào khác bạn đọc vui lòng nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ nha. Hoặc bạn đọc có thể gửi email về toiyeunghengu@gmail.com nhé.
>>>Xem thêm: Hỏi đáp tiếng Nghệ: Nỏ tiếng Hà Tĩnh là gì?
Tổng hợp bởi Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?