Nhể tiếng Nghệ An là gì?
Trong từ điển tiếng Nghệ, "nhể" là một từ rất thú vị. Đặc biệt, với giới trẻ người Nghệ An - Hà Tĩnh thì từ ngày gần nhữ trở thành câu cửa miệng. Vậy nhể tiếng Nghệ An là gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau nhé.
1. Nhể trong tiếng phổ thông là gì?
Trước khi tìm hiểu nhể tiếng Nghệ An là gì chúng ta cùng tìm hiểu nghĩa của từ này trong tiếng phổ thông nhé. Vì có hiểu nghĩa tiếng phổ thông chúng ta mới thấy được sự khác biệt so với tiếng Nghệ Tĩnh.
Theo từ điển tiếng Việt, "nhể" là động từ có nghĩa "khều ra bằng một vật nhọn". Ví dụ, khi chúng ta đi dẫm phải gai thì kinh nghiệm dân gian là dùng kim để nhể gai ra.
Nhưng ở Nghệ An và Hà Tĩnh, để "khều ra bằng một vật nhọn" họ không gọi nhể mà gọi "lể". Ví dụ, lể gai, lể ốc, lể bấc đèn... Tức "lể" lúc này là động từ để chỉ hành động khều ra cái gì đó bằng vật nhọn.
2. Nhể tiếng Nghệ An là gì?
Nhưng trong tiếng Nghệ, nhể không có nghĩa là "khều ra bằng một vật nhọn". Mà trái ngược, với giới trẻ nhể là một tính từ để chỉ người lười xười, lải nhải, loẹt choẹt, vô trách nhiệm, vô nguyên tắc... như từ dẩm trong cách nói của giới trẻ.
Ví dụ, giới trẻ xứ Nghệ hay nói: Hắn toàn nhể, Lão đó nhể, Hấn nhể nhể nhây nhây... với ý nói đến những người "chơi không đẹp", "không chơi được".
>>> Xem thêm: Từ điển Nghệ An với các từ ù khăn, nhể, tề, rệt, nỏ, dừ
Tác giả: Nghệ Ngữ
Tags: từ điển tiếng nghệ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?