Quá tam ba bận là gì trong tiếng Nghệ An Hà Tĩnh?
Quá tam ba bận là gì? Vì sao nhiều người nói nhất quá tam? Từ đúng là quả tang ba bận hay quá tam 3 bận? Cùng Nghệ ngữ tìm hiểu ngay nhé!
1. Quá tam ba bận là gì trong tiếng Nghệ?
Trên thực tế, quá tam ba bận là một thành ngữ quen thuộc của người dân ba miền nước ta, không riêng gì ở xứ Nghệ. Tuy nhiên, do một bạn đọc tâm sự rằng khi về quê bạn gái ở Nghệ An chơi thì nghe cô chú bác nói "quá tam 3 bận" nhiều quá nên hỏi có phải là câu nói của người Nghệ không và nghĩa ra sao.
Thưa cùng bạn đọc, thành ngữ này có nghĩa là: Làm việc cảm thấy không tốt, không ổn thì hãy dừng lại, đừng để nó xảy ra quá 3 lần. Thay vào đó hãy nghĩ cách khác, chọn con đường khác để hiệu quả hơn.
Hoặc một nghĩa khác, mang ý nghĩa tích cực hơn đó là: Lần thứ 3 may mắn, hãy cố gắng 3 lần, nếu không thành công thì lúc này từ bỏ cũng không sao. Ví dụ một người khuyên con trai "nhất quá tam con à, thi lần nữa đi" - ý muốn khích lệ con cố gắng thi lần thứ 3 (2 lần trước đã trượt).
Trong đời sống, từ quá tam ba bận xuất hiện rất nhiều. Thường là một câu buộc miệng, tự nhủ lòng trong một hoàn cảnh nào đó. Ví dụ, chúng ta thường tự nhắc mình "quá tam 3 bận" là để cho mình thêm một cơ hội.
Như vậy, có thể gói gọn 2 nghĩa của thành ngữ này như sau:
-
Nhắc nhở chúng ta biết dừng lại, biết chẩn chỉnh, dè chừng các vấn đề trong cuộc sống. Từ đó khuyên răn chúng ta cách sống hợp với đạo lý, đúng kỷ cương phép nước, đúng nguyên tắc sống của con người.
-
Lần thứ ba may mắn, một lời động viên, một cơ hội cuối cùng cho mình hoặc ai đó.
>>>Có thể bạn quan tâm:
2. Quá tam ba bận hay quá tang ba bận?
Khi tìm hiểu quá tam ba bận là gì nhiều bạn đọc còn thắc mắc liệu rằng đây là một câu lặp: đã "quá tam" còn "ba bận"? Hay câu đúng mới là quá tang ba bận?
Theo tìm hiểu của chuyên mục Hỏi đáp tiếng Nghệ, thì câu đúng là quá tam ba bận, còn câu quá tang ba bận là sai.
Cụ thể, theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ thì hiện chưa có ghi chép nào ghi quá tang ba bận. Chỉ có từ quá tam 3 bận với từ quá được dùng với nghĩa là: Lần, Lượt, Bận.
Cụ thể, nhà nghiên cứu này cho biết, ngày xưa các thầy nho đi dạy được học trò hỏi: Quá tam là gì thưa thầy thầy? Lúc này thầy trả lời ngắn gọn: Quá tam là ba bận. Đôi khi nói người thầy không dùng từ "là", sau dần thành thói quen và người ta đúc kết thành một câu thành ngữ như ngày này.
Cũng theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ, câu thành ngữ này khi áp dụng trong cuộc sống có 2 nghĩa là: Khi chúng đã làm môt việc gì đó đã làm đi, làm lại, rồi lại làm lại một lần nữa nếu.
-
Kết quả xấu: Nói quá tam tức là dừng lại được rồi, không thể làm được đâu.
-
Kết quả xấu: Tin vào đi, quá tam là đúng.
Còn về sự "trùng lặp" thì đó chỉ là lối nói trong dân gian. Trên thực tế có nhiều câu ca dao vẫn lặp lại như vậy như câu: "Dù cho nắng dãi mưa dầm, thì em vẫn cứ nhất tâm một lòng". (Câu này "nhất tâm" và "một lòng" là trùng, nhưng dân gian vẫn thích nói như thế).
Hy vọng với bài viết này bạn đọc đã biết quá tam ba bận là gì và nghĩa cụ thể theo từng hoàn cảnh. Nếu còn gì thắc mắc bạn đọc nhắn tin qua Fanpage tiếng Nghệ nhé!
Tổng hợp bởi www.nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Chạy sô hay chạy xô đúng chính tả? Phân biệt sô hay xô
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Gáng hay ráng? Gáng lên hay ráng lên? Ráng sức hay gáng sức?
-
Tỉ mỉ hay tỷ mỷ đúng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Khoản hay khoảng? Khoản thời gian hay khoảng thời gian?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn