Hỏi đáp tiếng Nghệ: Trốc tru là gì?
Trốc tru là gì trong tiếng Nghệ? Xin thưa với bạn đọc, đáng lẽ nói đúng phải là "trôốc tru" chứ không phải "trốc". Vì "trốc" trở thành tiếng phổ thông, trong khi người Nghệ dùng thổ ngữ. Bài viết sau Nghệ ngữ sẽ giải thích chi tiết hơn nhé!
1. Trốc tru là gì trong tiếng Nghệ theo nghĩa đen?
Để hiểu rõ "trốc tru" là gì chúng ta cùng phân tích hai từ đơn "trốc" và "tru" trong tiếng Nghệ nhé. Như Nghệ ngữ đã đề cập ở phần giới thiệu bài viết này, đáng lẽ phải nói đúng là "trốôc" chứ không phải "trốc".
Người Nghệ Tĩnh gọi cái đầu là "trốôc", tương tự gọi con ốc là "ốôc", hay "ông" thành "ôông". Tất nhiên, chỉ trên mặt chữ mới thấy rõ được sự khác biệt này, còn khi nói chúng ta chỉ đơn giản phiên âm bằng cách nhân đôi chữ "ô".
Không hiểu lý do gì mà nhiều bạn đọc gọi là "trốc" - thiếu một chữ "ô"? Có lẽ, do khi nghe người Nghệ nói nhanh họ ghi thành chữ "trốc" chăng? Nhưng dù sao thì Nghệ ngữ cũng xin khẳng định, chữ "trốôc" mới chính xác nhất nhé.
Còn từ "tru" trong tiếng Nghệ có nghĩa là "trâu/ con trâu". Như vậy, khi ghép "trốôc tru" chúng ta sẽ có từ "đầu tru". Đây chính là nghĩa đen của từ "trốc tru" mà nhiều bạn đọc thắc mắc.
>>> Xem thêm: Hỏi đáp tiếng Nghệ: cấy cươi là gì, trục cúi là gì?
2. Nghĩa bóng của từ trốc tru
Tất nhiên, trong cách nói của người Nghệ, "trốc tru" hay "trốôc tru" không chỉ mang nghĩa đen là "đầu trâu". Mà thông qua đó họ nói bóng gió một chuyện khác. Vậy nghĩa bóng của từ trốc tru là gì? Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong các ngữ cảnh sau nha.
Ví dụ, người Nghệ hay nói ai đó: "Mi là cấy đồ trốôc tru" thì lúc này nên hiểu ý họ muốn nói: Mày là loại người không chịu tiếp thu, nói mãi không chịu hiểu. Ở một góc độ khác, từ "trốôc tru" để chỉ ai đó nghịch ngợm, lì lợm, rất ương bướng, không nghe lời khuyên răn, hoặc để chỉ ai đó dốt nát, học không được.
Thông thường, trong cuộc sống người Nghệ thường dùng từ này trong các trường hợp như: Cha mẹ mắng con cái không chịu học; Chửi một ai đó khi tức giận. Hoặc đơn giản hơn, từ này là một câu nói trêu đùa, pha trò mà thôi.
Cần nói thêm, bên cạnh "tru" thì "bò" cũng thường được người Nghệ dùng để so sánh, phê phán hoặc trêu đùa ai đó. Ví dụ, người Nghệ sẽ nói "ngơ ngơ nhu bò đội nón" để nói ai đó lơ ngơ, mơ ngủ, không làm được việc...
Hy vọng qua bài viết này Nghệ ngữ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn trốc tru là gì trong tiếng Nghệ. Nếu bạn đọc còn thắc mắc nào khác xin vui lòng gửi email về toiyeunghengu@gmail.com hoặc qua Fanpage Tiếng Nghệ nhé!
Tác giả: Nghệ Ngữ
Tags: hỏi đáp tiếng nghệ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?