Các từ tiếng Nghệ An Hà Tĩnh hay nhất: Mô, răng, rứa, hè
Nếu được chọn các từ tiếng Nghệ An Hà Tĩnh hay nhất thì Nghệ ngữ không ngần ngại chọn: Mô, nớ, tề, răng, rứa, hè! Đây cũng chính là những từ thường gặp trong giao tiếp với người Nghệ mà bạn đọc ngoài tỉnh có thể học ngay sau đây nhé!
Nhiều người ngoài tỉnh bảo, các từ tiếng Nghệ An Hà Tĩnh khi phát âm đúng giọng điệu thì... như tiếng Nhật. Bạn đọc không tin ư? Hãy nghe đoạn hội thoại trên ga tàu sau đây giữa hai người Nghệ nhé.
- Mi vô ga mô?
- Tau vô ga tê. Mi đi ga mô?
- Ga tê.
- Ga tê ga chi?
- Ga Biên Hòa tề.
- Răng ngay ni đôông ri hè?
- Ri mà đôông chi! Cò bằng Tết mô!
1. Mô - từ tiếng Nghệ Tĩnh phổ biến nhất
Nếu được chọn một trong các từ tiếng Nghệ An Hà Tĩnh phổ biến nhất, đi vào thơ ca âm nhạc nhiều nhất, Nghệ ngữ sẽ chọn các từ: Mô, nớ, tề.
Ví dụ, với từ "mô" dù là tiếng địa phương nhưng ai cũng hiểu nghĩa là: "đâu/ đi đâu/ ở đâu”. Trong bài hát Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý viết "chơ đi mô cụng nhớ về Hà Tịnh" - có lẽ xuất phát từ mong muốn thể hiện rõ nét sắc thái vùng miền, lay động lòng người.
Tuy vậy, "mô" còn có nghĩa là "nào, khi nào, lúc nào". Ví dụ, người Nghệ hỏi "khi mô mi đi" thì hiểu là "lúc nào mày đi". Từ "mô" lúc này lại mang nghĩa giống với từ "mồ" trong tiếng Nghệ. Ví dụ, người Nghệ nói "cò chộ mô mồ" thì hiểu "có thấy đâu nào" - từ "mồ" cũng mang nghĩa "nào".
2. Các từ tiếng Nghệ An Hà Tĩnh tương đồng với miền khác: Răng
Trong tiếng Nghệ, "răng" không chỉ có nghĩa là "hàm răng", mà còn có nghĩa sao, sao vậy, thế nào. Và răng cũng là không chỉ được dùng ở xứ Nghệ mà còn dùng ở một số tỉnh miền Trung như Huế, Quảng Trị.
Ví dụ, người Nghệ nói "mi răng, tau rứa" thì hiểu "mày sao, tao vậy". Hoặc để hỏi thăm ai đó bị làm sao thì nói "răng rứa". Lưu ý với bạn đọc, tùy theo vùng một số nơi không nói "răng" mà nói thành "năng".
Ví dụ, ở Hà Tĩnh có nơi nói "năng rứa" thì nghĩa tương tự "răng rứa" (sao thế). Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết ở bài từ năng trong tiếng Nghệ nhé.
3. Hè, hầy, hề - những từ tiếng Nghệ cùng nghĩa
Một bạn đọc nhắn tin hỏi: Các từ tiếng Nghệ An như hè, hầy, hề có cùng nghĩa không? Xin thưa với bạn đọc là cùng nghĩa nhé. Và tùy theo vùng mà người dân nói hầy, hề, hè. Trong đó đa số người Hà Tĩnh nói "hè", người Nghệ An nói hầy hoặc hề.
Ví dụ, người vợ hỏi chồng: Đợt ni con học ra răng hè? Lúc này từ "hè" có nghĩa "nhỉ" (đợt này con học ra sao nhỉ?). Hoặc tùy ngữ cảnh mà từ "hè" còn có nghĩa "này, nì", ví dụ: "Vợ hè, con học chi mà học lắm rứa".
Tương tự nghĩa từ "hè", thì nhiều vùng ở Nghệ Tĩnh nói "hầy, hề". Ví dụ: Mần tí hầy (Làm tí nhỉ); Đi học hầy (đi học nhỉ)... Lưu ý với bạn đọc, từ "hè" không chỉ có trong tiếng Nghệ mà người Huế cũng dùng từ này nha. Ở Huế có câu ca:
Tiếng đồn anh học đã thông
Con diều bay qua đó mấy cái lông anh hè?
4. Tê, tề, nớ, rứa...
Còn rất nhiều từ tiếng Nghệ thú vị khác mà không thể không kể đến gồm: Tê, tề, nớ, rứa... Để hiểu rõ hơn về các từ tiếng Nghệ An Hà Tĩnh thú vị này mời bạn đọc tìm hiểu trong đoạn hội thoại sau:
- Em mần ri được chưa thầy? (Em làm thế này được chưa thầy?)
- Rứa cũng được, nhưng em còn phải thêm cấy nớ (Thế cũng được nhưng em còn phải thêm cái kia)
- Dạ, cái tê là cấy chi? (Dạ cái kia là cái gì?)
- Cấy tê tề (Cái đó kìa, kèm theo hành động chỉ vào đồ vật cụ thể).
- Dạ, em mần rứa, thầy chộ răng?
- Rứa cụng được.
Chỉ trong một đoạn hội thoại ngắn mà bạn đọc thấy có rất nhiều từ tiếng Nghệ thú vị: tê, tề, ri, nớ, rứa...
Còn với bạn đọc, theo bạn các từ tiếng Nghệ An Hà Tĩnh nào thú vị nhất? Mời bạn đọc chia sẻ cùng Nghệ ngữ qua emai toiyeunghengu@gmail.com hoặc Fanpage Tiếng Nghệ nhé!
Tổng hợp bởi www.nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Viết hi hữu hay hy hữu? Nên dùng i ngắn hay y dài?
-
Liên danh hay liên doanh khác nhau thế nào? Cách phân biệt
-
Xạo sự hay xạo xự viết đúng chính tả? Nghĩa là gì?
-
Viết di dỉ dì di hay gi gỉ gì gi mới đúng chính tả?
-
Chập chùng hay trập trùng đúng chính tả tiếng Việt?
-
Cổ xúy hay cổ súy là đúng chính tả tiếng Việt?