"Quẹt khu", "ẻ vô" trong tiếng Nghệ nghĩa là chi?

Thứ hai - 02/08/2021 09:51
Trưa nay, anh Nguyễn Tất Ngà, Giám đốc Xí nghiệp than Thành Công nhắn tin đề nghị tôi hãy viết về động từ “Quẹt khu”. Anh Ngà là người xứ Nghệ, không lạ gì nghĩa của động từ này. Nhưng anh muốn tôi giải thích và treo lên blog để nhiều người biết và tham gia bình luận.
MANG NA min
Măng ná chấm ruốc chua. Ảnh: Quỳnh

Nghĩa đen là một động từ

Tôi cũng là người xứ Nghệ, không lạ gì nghĩa của thành ngữ này, nên ủng hộ người dùng chữ “KHU” trong câu thành ngữ trên. Nhưng người kia vặc lại, vẫn khăng khăng bảo vệ “CU”.

Cuối cùng, tôi đành mở cuốn “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” của Giáo sư Nguyễn Lân ra tra cứu. Trang 172, sách đã dẫn giải thích: “Dân ngu, khu đen” chỉ một cách mỉa mai những người lao động chân tay trong xã hội cũ”. Như vậy, Giáo sư Nguyễn Lân cũng khẳng định là “KHU” chứ không phải là “CU”.

Vậy, “khu” trong thành ngữ này nghĩa là gì? Thưa, quê tui gọi “khu” là phần mông đít của con người. “Khu đen” ý nói, tầng lớp thấp nhất trong chế độ cũ, họ quen ngồi bệp, nên phần mông đít bị chai lì, đen đúa.

Còn động từ “quẹt khu” tức là “quẹt đít”! Nghĩa đen của "quẹt khu" là dùng que, dùng giấy lau chùi những thứ uế tạp bám ở phần phần mông đít. "Quẹt khu" đồng nghĩa với động từ "ẻ vô" trong tiếng Nghệ. "Ẻ" là..."ỉa". Tức "Ỉa vào".

 

ngai nghe min
Ngài Nghệ chân chất, thật thà và thẳng thắn.

Nghĩa rộng hơn là thể hiện tính cách người Nghệ


Nghĩa rộng của “quẹt khu” là động thái dứt khoát, mạnh mẽ, bất cần của con người trước sự việc, hiện tượng trái với lẽ phải, trái với đạo lí, trái với ý muốn của họ (tôi tạm giải thích vậy. Các bác Lê Văn, Nguyễn Lâm Cẩn, Trần Quê , Quê Hương Yêu Dấu... có thể giải thích sâu sắc và khái quát hơn).

Một thầy đồ Nghệ đi dạy học cho gia đình phú nông. Cuối năm, thầy gặp lão phú nông thanh toán tiền về quê cho vợ sắm Tết. Thấy lão phú nông mua câu đối về, chữ nghĩa không chọi nhau, thầy đồ góp ý, bị lão phú nông vặc lại. Bị xúc phạm danh dự, thầy đồ liền "quẹt khu", "ẻ vô", không thèm nói chuyện với lão trọc phú; "quẹt khu", "ẻ vô", không thèm lấy tiền công dạy học!

Dọc các đường phố, thường ngày, ta vẫn gặp người đi xin, người bán đĩa lậu. Nhưng trong số họ, tuyệt nhiên không thấy ai nói giọng trọ trẹ tiếng xứ Nghệ. Đối với dân xứ Nghệ, những việc ấy…"quẹt khu", "ẻ vô"! Thà chịu đói, chịu khổ chứ không chịu nhục! Trong các cơ quan, doanh nghiệp, nhiều người nịnh bợ, luồn cúi để cầu lợi. Trước những hành vi như vậy, dân xứ Nghệ phản ứng rằng, "quẹt khu", "ẻ vô", không thèm đê hèn như vậy! (tuy nhiên ở đâu cũng có người "lắt léo" - của bác Nguyễn Huy Bằng)

"Quẹt khu", "Ẻ vô", phải là giọng xứ Nghệ, đi liền với hình ảnh, cử chỉ của người Nghệ mới bộc lộ được góc cạnh của tính cách Nghệ. Ấy là lúc biểu thị sự bất cần, sự cương trực, gương mặt anh ta (người Nghệ) nghênh lên, vẻ ngạo mạn, rồi quay ngoắt, phủi đít; rồi nhấn mạnh tiếng "quẹt", kéo dài tiếng "khu". Thậm chí, vẫn điệu bộ, cử chỉ như trên, nhưng có người chỉ buông mỗi tiếng "ẻ"...cũng hiểu đó là sự "quẹt khu", "quẹt đít", "ẻ vô", không cần, không thèm, khinh!

Dân xứ nghệ còn dùng nhiều động từ mạnh, biểu thị thái độ cương trực, khảng khái như: quẹt đít, quẹt …vân vân…

Xem thêm: Xắt mấn trong tiếng Nghệ là chi?

 

Tổng hợp bởi Nghengu.vn

Tác giả: Blog Cao Thâm

Nguồn tin: Blog Cao Thâm

Tổng số điểm của bài viết là: 42 trong 9 đánh giá

Xếp hạng: 4.7 - 9 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây