Hãm là gì trong tình yêu? Hãm nói tiếng Nghệ như thế nào?
Hãm là gì trong tình yêu theo ngôn ngữ GenZ? Nói mặt hãm, nết hãm, tính hãm nghĩa là sao? Cùng tìm hiểu nghĩa chi tiết của từ hãm nhé!
1. Hãm là gì theo từ điển tiếng Việt
Hãm là gì trong từ điển? Thưa với bạn đọc, từ hãm có đến 4 nghĩa khác nhau như sau:
-
Hãm là động từ chỉ hành động "cho nước sôi vào chè hay dược liệu và giữ hơi nóng một lúc để lấy nước cốt đặc". Ví dụ chúng ta nói: hãm trà, hãm nước chè xanh (om nước chè xanh theo tiếng Nghệ).
-
Hãm là động từ chỉ hành động "làm cho giảm bớt hoặc ngừng vận động, hoạt động, phát triển". Ví dụ chúng ta nói: hãm phanh cho xe chạy chậm lại, hãm tiết canh vịt...
-
Hãm là động từ chỉ hành động "làm cho (đối phương) lâm vào thế không thể tự do hoạt động, hành động". Ví dụ chúng ta nói: Hãm thành, hãm địch lại...
-
Hãm là tính từ, dùng như khẩu ngữ với nghĩa "có tác dụng đem lại vận rủi, làm cho gặp điều không may". Ví dụ chúng ta nói: Thằng cha trông hãm quá. Lúc này từ hãm đồng nghĩa với từ "hãm tài" mà chúng ta thường dùng.
2. Hãm là gì trong tình yêu theo ngôn ngữ giới trẻ?
Tương tự nhiều từ khác trong tiếng Việt, hãm là gì trong tình yêu còn mang một nghĩa khác theo ngôn ngữ giới trẻ. Cụ thể, theo tìm hiểu của chuyên mục Hỏi đáp tiếng Nghệ Tĩnh thì nghĩa từ hãm trong tình yêu như sau:
-
Để nói đến việc có người yêu không tốt, sống không đẹp.
-
Để chỉ các thói xấu của người yêu.
-
Để chỉ người yêu thường có các lời nói, hành động khiến bạn trai/bạn gái của họ khó chịu, chán ghét.
-
Để chỉ người yêu lăng nhăng, thích bắt cả hai tay, hay nói xấu người yêu cũ, thích chọc phá hạnh phúc người khác.
Như vậy, tựu trung từ hãm dùng trong tình yêu là để chỉ người bạn trai/bạn gái không tốt đẹp, có nhiều tính xấu. Ví dụ sau để bạn đọc hiểu rõ nghĩa từ hãm trong tình yêu nhé.
-
A: Người yêu mày thế nào?
-
B: Lão đó hãm lắm!
>>>Xem thêm: Trùng dương nghĩa là gì?
3. Tìm hiểu nghĩa chi tiết của từ hãm trong các trường hợp khác
Trên thực tế, từ hãm còn được dùng với nhiều nghĩa khác nhau. Để bạn đọc nắm rõ nghĩa hãm là gì theo từng ngữ cảnh Nghệ ngữ đã tổng hợp trong bảng sau.
Thắc mắc thường gặp |
Nghĩa chi tiết |
Hãm tài là gì |
Chỉ những người mang đến xui xẻo cho người khác. |
Hãm địa là gì |
Thuật ngữ trong Tử vi, có nghĩa là sao đứng không đúng chỗ của mình nên vô ích hoặc bất lợi cho cuộc sống con người. |
Tính hãm là gì |
Tính xấu, tính không ai thích lại gần. |
Nết hãm là gì |
Nết na xấu, không ai thích lại gần. |
Chửi hãm là gì |
Chửi những người xấu tính xấu nết. |
Người hãm là gì |
Người nhìn không có thiện cảm, không ai ưa. |
Hãm tinh là gì |
- |
Mặt hãm là gì |
Người có khuôn mặt không có thiện cảm ngay cả khi nhìn theo bất cứ hướng nào. |
Như vậy, qua bảng trên chúng ta thấy giới trẻ ngày nay dùng từ hãm để chỉ những người mà họ ghét, họ không thích và mỗi lần thấy là khiến họ khó chịu, bực bội. Nói cách khác, khi nói ai đó "nhìn hãm" tức là họ không có thiện cảm về người đó.
4. Hãm có phải tiếng Nghệ không?
Ở trên chúng ta đã biết nghĩa từ hãm là gì và biết thêm rằng đây là từ dùng phổ biến trong tiếng Việt phổ thông. Hãm không phải là phương ngữ xứ Nghệ.
Thông thường, khi nói người Nghệ sẽ nói "hãm" thành "hạm". Ví dụ:
-
Hạm trà uống!
-
Hạm tiết canh.
-
Hạm phanh lại.
Với riêng giới trẻ xứ Nghệ họ vẫn dùng từ hãm để chỉ ai đó nhìn không thiện cảm. Hoặc có một số từ họ dùng để chỉ người khác nhìn không đáng tin, không thiện cảm như: Trớp trớp, ngây ngây...
Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã biết nghĩa từ hãm là gì trong tình yêu theo ngôn ngữ giới trẻ. Đồng thời biết thêm về một số từ tiếng Nghệ có nghĩa tương tự. Nếu còn thắc mắc nào khác bạn đọc có thể nhắn tin qua Facebook Tiếng Nghệ nhé!
Tổng hợp bởi www.nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?