Mô tiếng miền Trung là gì? Giải đáp từ mô trong tiếng Nghệ?
Mô tiếng miền Trung là gì và nỏ có chi mô tiếng miền Trung là gì? Hãy cùng Nghệ ngữ tìm hiểu chi tiết và đầy đủ về từ mô trong tiếng Nghệ Tĩnh nhé!

1. Mô tiếng miền Trung là gì?
Mô tiếng miền Trung là gì? Xin thưa với bạn đọc từ "mô" trong tiếng miền Trung vùng Nghệ An và Hà Tĩnh có 2 nghĩa: (1) "mô" có nghĩa "đâu" và (2) "mô" có nghĩa là "nào".
Để hiểu giúp bạn đọc hiểu rõ hơn tiếng miền Trung mô là gì theo 2 nghĩa này thì Nghệ ngữ sẽ lấy ví dụ cụ thể như sau.
"Mô" có nghĩa là "đâu":
-
Từ "mô" lúc này thường dùng để biểu lộ cảm xúc của người nói. Ví dụ người Nghệ Tĩnh nói: Mô có = đâu có; Mô ra = đâu ra; Mô mồ = đâu nào; Mần chi ở mô = Làm gì ở đâu...
-
Hoặc một số bạn đọc hỏi nỏ có chi mô tiếng miền Trung là gì thì từ mô cũng có nghĩa là "đâu". Cụ thể nỏ có chi mô = không có gì đâu. Ví dụ một người Nghệ giúp đỡ bạn và bạn cảm ơn người Nghệ này thì họ thường nói "nỏ có chi mô" (không có gì đâu...).
"Mô" có nghĩa là "nào":
-
Từ "mô" lúc nào thường dùng trong câu hỏi, câu nghi vấn của người Nghệ.
-
Ví dụ người Nghệ hay nói: Khi mô đi = Lúc nào đi; Khi mô cưới gấy = Lúc nào cưới vợ; Khi mô về = lúc nào về...
Tương tự, bạn đọc có thể biết chi mô tiếng miền Trung là gì nhé. Cụ thể "chi mô" có nghĩa là "gì đâu". Ví dụ nỏ can chi mô = không sao đâu; Cò chộ chi mô = có thấy gì đâu...
Lưu ý, trong tiếng Quảng Trị cũng có từ mô bạn đọc nha!
>>>Xem thêm: Rứa là gì? Giải đáp chi tiết về từ rứa trong tiếng Nghệ
2. Mô tê tiếng miền Trung là gì?

Ở trên là giải thích để bạn đọc biết từ mô tiếng miền Trung là gì còn dưới đây Nghệ ngữ sẽ giải thích chi tiết hơn để bạn đọc hiểu mô tê tiếng tiếng miền Trung là gì nhé.
Trên thực tế, nếu để nguyên hai từ "mô tê" thì có nghĩa là "đâu kìa" - một hư từ, không có nghĩa. Người Nghệ rất ít khi nói "mô tê" mà thường tác hai từ này riêng ra. Với từ mô bạn đọc có thể hiểu theo 2 nghĩa ở trên, còn từ "tê" thì có nghĩa là "kia". Ví dụ sau để bạn đọc hiểu từ tê có nghĩa là gì nha.
-
Mốt tê = Ngày kia
-
Mai tê = Mai kia
-
Khi tê = Thời xưa/ lúc xưa/ thời trước
-
Tê tề = Kia kìa
-
Bên tê = Bên kia
Ngoài ra, một số vùng ở Nghệ Tĩnh còn nói từ "tê" để thể hiện cảm xúc thất vọng. Ví dụ nghe tin con thi đại học điểm thấp họ sẽ thốt lên "tê..." (kiểu tê tái) thể hiện cảm xúc này.
Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã hiểu từ mô tiếng miền Trung là gì rồi nhé. Nếu còn thắc mắc nào khác bạn đọc vui lòng nhắn tin qua Fanpage tiếng Nghệ nha.
>>>Xem thêm: Nỏ tiếng Nghệ An là gì? Giải đáp chi tiết về từ nỏ
Tổng hợp bởi Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Diễu hành hay diễn hành? Diễu binh hay diễn binh đúng chính tả?
-
Sáp lại gần hay xáp lại gần? Phân biệt sáp hay xáp chi tiết
-
Thành ngữ ướt như chuột lột hay ướt như chuột lội mới đúng?
-
Tán hay táng vào mặt? Tán gia bại sản hay táng gia bại sản?
-
Đều như vắt tranh hay vắt chanh hay vách tranh mới đúng?
-
Viết/gọi là lòng xe điếu hay se điếu mới đúng chính tả?
-
Viết kỳ vọng hay kì vọng? Nên dùng i ngắn hay y dài?
-
Viết trút giận hay chút giận? Trút nước hay chút nước?
-
Viết cho chừa hay cho trừa? Chừa tội hay trừa tội đúng?
-
Viết lổ chổ hay lỗ chỗ, lổ đổ hay lỗ đỗ đúng?
-
Thi thoảng hay thỉnh thoảng, thảng thốt hay thoảng thốt đúng?