Mồ tiếng Nghệ An là gì? Thường dùng trong ngữ cảnh nào?
Cùng với từ mô trong tiếng Nghệ thì từ "mồ" cũng được dùng khá nhiều. Vậy mồ tiếng Nghệ An là gì? Người Nghệ thường dùng trong ngữ cảnh nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau cùng Nghệ ngữ nhé!
1. Mồ tiếng Nghệ An là gì?
Như Nghệ ngữ đề cập ở đầu bài viết, từ mô trong tiếng Nghệ được dùng rất phổ biến. Ngoài ra còn có một từ tương tự về mặt chữ đó là từ "mồ". Vậy mồ tiếng Nghệ An là gì? Hãy cùng Nghệ ngữ tìm hiểu qua các ví dụ sau nhé.
1.1. "Mồ" có nghĩa là "nào"
- Cò chộ mô mồ: Có thấy đâu nào
- Cho méng kẹo với mồ: Cho miếng kẹo với nào
- Mần chi cho khổ a rứa mồ: Làm gì cho khổ như thế nào.
Từ "mồ" với nghĩa là "nào" được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống. Điều thú vị, từ "mồ" thường đi sau từ "mô" tạo thành cặp từ "mô mồ" (đâu nào) dùng trong rất nhiều trường hợp. Lưu ý thêm với bạn đọc, đôi khi người Nghệ chỉ nói "mô mồ", "có mô mồ" với nghĩa phủ định nha. Ví dụ như sau:
- A: Tau chộ mi đi với con nớ nha (Tao thấy mày đi với con đó nha)
- B: Có mô mồ (Có đâu)
1.2. Mồ với nghĩa "mộ", "mả", "ngôi mộ"
Tương tự tiếng Việt phổ thông, người Nghệ còn dùng từ "mồ" là danh từ với nghĩa "mộ", "mả", "ngôi mộ". Tuy nhiên, chỉ một số vùng dùng từ mồ, còn đa số dùng từ "mộ".
- Đi ra thăm mồ ôông bà! (Đi ra thăm mộ ông bà)
- Mồ cha không khoóc, khoóc bôộng môối (Ca dao tục ngữ xứ Nghệ để chỉ việc khóc lóc thương tiếc, bày tỏ tình thân không đúng chỗ. Việc mình chưa lo xong lại lo việc người khác. Anh em ruột rà thì đôí xử nỏ ra chi mà đi nhận anh em với người ngoài, đúng là mồ cha không khoóc, khoóc bôộng mối).
2. Người Nghệ thường nói "mồ" trong ngữ cảnh nào?
Từ "mồ" được dùng phổ biến trong giao tiếp của người Nghệ. Trên thực tế từ "mồ" với nghĩa thứ nhất có thể dùng hoặc không dùng cũng không ảnh hưởng đến nghĩa của câu. Ví dụ như sau:
- Bầy choa có chộ mô mồ (chúng mình có thấy đâu nào). Lúc này từ "mồ" có thể dùng hoặc không mà không ảnh hưởng nghĩa, "bầy choa có chộ mô" vẫn nghĩa như cũ. Tuy nhiên, có thêm từ "mồ" thì câu mang tính khẳng định mạnh mẽ hơn.
- Mần chi cho khổ a rứa mồ (Làm gì cho khổ như thế nào). Tương tự câu trên, câu này có thể nói "mần chi cho khổ a rứa" là được, tuy nhiên thêm từ "mồ" là để nhấn mạnh ý muốn nói đến.
- Cho méng mồ (Cho miếng nào). Câu này, từ "mồ" trở nên quan trọng hơn vì giúp câu nói trở nên mềm mại, "cho méng mồ" là cách để xin (con nít thường hay nói) khéo léo, ngọt ngào.
Hy vọng rằng qua bài viết này bạn đọc sẽ hiểu từ mồ tiếng Nghệ An là gì. Ngoài từ này nếu bạn đọc còn thắc mắc từ khác vui lòng nhắn tin qua Fanpage tiếng Nghệ nhé, hoặc có thể tra từ điển tiếng Nghệ cho người ngoài tỉnh nha.
Tổng hợp bởi www.nghengu.vn
Tác giả: Nghệ Ngữ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?