Top 7 từ địa phương Nghệ An Hà Tĩnh khó hiểu nhất
Nếu bình chọn từ địa phương Nghệ An Hà Tĩnh khó hiểu nhất bạn đọc sẽ chọn từ nào? Câu hỏi này đặt trong nhóm Người Nghệ Tĩnh và bà con ta đã chọn ra 7 từ sau đây!
1. Xoi
Xoi là một động từ trong tiếng Nghệ để chỉ hành động dùng que nhỏ để chọc cho thông, hết tắc. Ví dụ người Nghệ hay nói "cẳng như que xoi ốông điếu" ý nói "chân quá nhỏ, gầy".
2. Kẹ nậy
Kẹ nậy có nghĩa là người lớn, người có tuổi, trái nghĩa với từ con nít. Tuy nhiên, tùy theo ngữ cảnh mà từ "kẹ nậy" trong tiếng Nghệ còn có nghĩa "trưởng thành", "nên người"... Ví dụ người Nghệ hay nói "nghe cậy nậy rồi hè" tức là "thấy trưởng thành rồi đó".
3. Éch
Éch thực chất là một danh từ để chỉ vật dụng quàng vào cổ trâu, bò khi đi cày. Cụ thể hơn, éch nối với dây thừng để trâu, bò kéo cày hoặc bừa.
Ngày nay, máy móc cơ giới hiện đại, hình ảnh chiếc éch bắt đầu thưa vắng dần. Và rất có thể trong tương lai chẳng còn ai nhắc đến từ éch.
>>>Xem thêm: Hỏi đáp tiếng Nghệ: Vơ, khạc, rú, chơ răng nựa...
4. Khu mấn
Khu mấn là từ rất phổ biến trong tiếng Nghệ và cũng là từ vô cùng khó hiểu với người ngoài tỉnh. Từ này có nhiều nghĩa, nhưng tựu trung có nghĩa là: Ý nghĩa không tốt, không thích, không có cảm tình, không có giá trị. Hoặc, chỉ nghèo, không có thứ gì đó, không.
Tuy nhiên, nếu chỉ nói trấy khu mấn thì đây chỉ là một cách nói đùa vui thôi nhé!
>>>Xem thêm: Hỏi đáp tiếng Nghệ: xắt mấn, trấn mấn, khu mấn là gì?
5. Chạc mụi
Chạc mụi chính là dây thừng trong tiếng phổ thông. Theo đó trong tiếng Nghệ, "chạc" có nghĩa là dây, "mụi" là "mũi". Có lẽ đây là một từ tượng hình, theo đó "chạc mụi" tức mô phỏng cách dùng dây thừng buộc trâu bò qua mũi (trâu bò đều phải xâu mũi)?
>>>Xem thêm: Về từ "truột chạc", "mặt nạc đóm dày" trong tiếng Nghệ
6. Tọoc
Tọoc là động từ với nghĩa uống nhưng khi nói mang cảm xúc nặng nề hơn. Ví dụ người vợ xứ Nghệ nói với chồng "tọoc riệu cho lắm" tức là "uống rượu quá nhiều, đến hư cả người", mang ý trách móc, tức giận.
7. Trấp vá
Tùy theo vùng mà có thể nói "trấp vá", "trập vá" nhưng đều mang nghĩa "đùi" của con người. Ví dụ người Nghệ nói: O nớ có trập vá đẹp hè! Tức có nghĩa cô gái kia có đùi trắng, thon, đẹp nhỉ.
Còn bạn đọc ngoài tỉnh thấy từ tiếng Nghệ nào khó hiểu nhất? Từ nào bạn chưa hiểu? Hãy nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ hoặc ở dưới phần bình luận bài viết nha!
>>>Xem thêm: Những câu tiếng Hà Tĩnh giao tiếp để làm dâu rể xứ Nghệ
Tổng hợp bởi Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?