Chữ "mần" trong tiếng Nghệ hiểu sao cho đúng?

Chủ nhật - 06/06/2021 10:23
Trong kho tàng truyện tiếu lâm xứ Nghệ có rất nhiều câu chuyện thú vị. Đơn giản như chữ "mần" cũng đủ khiến người ngoài hiểu muôn vạn nghĩa như câu chuyện sau.
MAN
Đi cấy. Ảnh: Quốc Đàn

Thầy Đồ Nghệ mới cưới vợ. Sáng sớm ra, Đồ Nghệ háy mắt với vợ:
  • Bựa túi qua mần ngon hậy
  • Dạ !
  • Anh mần một chặp lử mà vẫn chưa đạ sèm
  • Em cũng nghĩ rứa.
Thầy Đồ Nghệ tủm tỉm:
  •  Nhà có biết bựa túi qua em mần ngon tuyệt cú mèo đến cỡ nào không?
Vợ:
  • Dạ em không biết đến cỡ nào, nhưng chộ thầy hăng lên mần đại sự thì chắc là ngon lắm.
Đồ Nghệ khuyến khích:
  • Cố gắng ngày càng phát huy em nhé!
Vợ ngoan ngoãn:
  • Dạ ! Em sẽ hết sức cố gắng để mần ngon hơn và mần nhiều hơn ạ, đến khi mô Thầy nói Thầy đạ sèm rồi thì thôi.
Thầy Đồ Nghệ hí hửng ra mặt, khen vợ:
  • Em giỏi lắm!
Mấy hôm sau, đọi cà muối thường ngày trên mâm được thay bằng tô. Đồ Nghệ ngạc nhiên:
  • Bộ Nhà định cho anh ăn cà trừ bữa hay sao mà em dọn cà nhiều hơn cơm ra ri?
Vợ:
  • Dạ thì bựa trước em dọn một đọi mà Thầy nói Thầy “mần chưa đạ sèm” nên có hứa là sẽ cố gắng mần ngon hơn, nhiều hơn cho thầy được đã sèm í mà. Thầy không biết đó chớ, em phải cất công chọn tỉ mỉ từng quả cà để mần cho ngon đấy.
Thầy Đồ Nghệ chợt vỡ ra vợ mình vốn con nhà nông chất phác thật thà, bèn tủm tỉm:
  •  Ừ, nhà rứa là rất ngoan hiền, có chi mần thêm cho anh ấm nác chát, đêm đỡ buồn ngủ còn chấm.

Tác giả: SƯU TẦM

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây