Đom là gì trong tiếng Nghệ? Nên hiểu từ này sao cho đúng?
Đom là gì trong tiếng Nghệ? Phải chăng là cách nói tục? Xin thưa với bạn đọc không hẳn là như thế. Ngược lại từ này cần được nhìn nhận một cách rõ ràng, thẳng thắn và đơn giản hơn. Bài viết sau Nghệ ngữ sẽ giải đáp chi tiết nhé.
1. Đom là gì trong tiếng Nghệ?
Một số bạn đọc ngoài tỉnh nghe người Nghệ thường nói "đom" mà không hiểu từ đom là gì. Thậm chí một số bạn đọc cho rằng đây là từ nói tục, không nên nhắc. Thế nhưng, nếu bạn hiểu về tính cách người Nghệ thì sẽ hiểu từ này mang nghĩa rất khác nhé.
Vậy từ đom nghĩa là gì? Xin thưa với bạn đọc là tùy theo từng ngữ cảnh nha. Sau đây Nghệ ngữ sẽ giải đáp chi tiết để bạn đọc hiểu hơn về từ này.
-
Quả đom là gì: Là tên loại quả không có thật, người Nghệ nói để trêu đùa người không hiểu, không biết tiếng Nghệ mà thôi. Tương tự có trấy khu mấn cũng là loại quả không có thật nha.
-
Có đom là gì: Ví dụ ai đó hỏi người Nghệ rằng "mi có tiền cho tao mượn 100 triệu" thì người Nghệ nói "có đom" - tức làm gì có. Lúc này từ đom có nghĩa là "không".
-
Như đom là gì: Khi chứng kiến ai đó làm việc gì không nên, làm không ra hồn, làm dở thì người Nghệ hay nói "mần như đom" - ý nói làm không ra gì. Như đom lúc này có nghĩa là không tốt, kém chất lượng, không nên hồn...
Như vậy, có thể nói đom là một từ có nghĩa hoặc không có nghĩa tùy theo từng ngữ cảnh. Trong đó, đa số người Nghệ dùng từ đom khi bực mình, hoặc để trêu đùa chỉ một cái không có thật.
2. Hiểu hơn về từ đom trong tiếng Nghệ
Khi đăng hỏi đom là gì trên nhóm Người Nghệ Tĩnh, Nghệ ngữ nhận được nhiều phàn nàn rằng: Đây là một từ xấu, không nên đề cập. Thế nhưng theo góc nhìn của Nghệ ngữ, từ ngữ không xấu, trước đến nay người Nghệ vẫn nói và không thế nói rằng họ nói vậy là xấu.
Ngược lại, trong một vài ngữ cảnh phổ biến, từ đom thể hiện tính cách người Nghệ: Thẳng thắn, bộc trực, nghĩ gì nói nấy, không né tránh, không a dua. Hoặc đôi khi là thể hiện sự tếu táo, vui đùa hóm hỉnh.
Ví dụ rõ ràng nhất là họ chê ai đó "mần như đom" - tức làm không ra gì, làm rất dở. Lúc này người Nghệ thể hiện rõ tính cách của họ: rất thẳng thắn, sẵn sàng phê phán mà không tránh né hoặc nhịn.
Với những người trẻ thì từ này đơn giản là để trêu đùa, đặc biệt để trêu những bạn đọc ngoài tỉnh. Ví dụ, họ nói mời về quê ăn "quả đom" - mà trên thực tế làm gì có loại trái cây này. Đơn giản là họ trêu, họ đùa, để làm vui mà thôi.
Nếu bạn đọc là người ngoài tỉnh, bị trêu đùa thì cũng đừng quá thắc mắc đom là cái gì, đom có nghĩa là gì nha. Thay vào đó hãy học tiếng Nghệ để nói lại là: Âỵ, có đom mà ăn là may, tưởng mời tau ăn trấy khu mấn tau quẹt khu vô nhé!
Hy vọng rằng với giải thích ở trên bạn đọc đã hiểu đom là gì trong tiếng Nghệ và có góc nhìn thiện cảm hơn nha. Tốt nhất đừng quá nặng nề với từ này bạn đọc nhé. Nếu còn thắc mắc nào khác bạn đọc vui lòng nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ nha.
Ý kiến bạn đọc
-
Loanh quanh một chặp thì cũng nỏ giải thích được Đom là chi.Lại Huyền Châu 11/05/2023 23:28
- Trả lời
- Thích 0
- Không thích 0
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?