Năng tiếng Nghệ An là gì? Có đồng nghĩa với từ răng?
Năng tiếng Nghệ An là gì? Có bao nhiêu nghĩa? Theo tìm hiểu của Nghệ ngữ thì có tới 3 nghĩa khác nhau của từ năng. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về từ này Nghệ ngữ sẽ giải thích trong bài viết sau nhé!
1. Năng tiếng Nghệ An là gì? Có khác so với nghĩa phổ thông?
Cùng với từ răng trong tiếng Nghệ, thì từ năng được người Nghệ dùng khá nhiều. Điều thú vị, trong một vài vùng, một vài ngữ cảnh thì từ năng và từ răng có cũng nghĩa. Nhưng thực chất hai từ này có nghĩa khác nhau. Để hiểu từ năng tiếng Nghệ An là gì mời bạn đọc tìm hiểu ngay sau đây nha.
Từ năng trong tiếng Việt phổ thông:
Trong tiếng Việt phổ thông, từ "năng" có nghĩa là "hay", "thường". Ví dụ chúng ta nói "năng đến thăm nhau" thì hiểu "thường đến thăm nhau". Hoặc tục ngữ xứ Nghệ có câu "dao năng liếc thì sắc, người năng chào thì quen" thì hiểu "dao hay liếc thì sắc, người hay chào thì quen".
Từ năng trong tiếng Nghệ:
Trong tiếng Nghệ, từ năng cũng có nghĩa "hay", "thường" như tiếng Việt phổ thông. Ngoài ra, một số vùng đất ở Nghệ An và Hà Tĩnh còn có thêm một số nghĩa khác như sau:
-
Năng: Đang. Ví dụ "năng mần" có nghĩa là "đang làm", "năng mắc ăn" có nghĩa "đang bận ăn"...
-
Năng: căng. Ví dụ: "Chạc địu kéo năng quá" có nghĩa "dây thun kéo căng quá"
-
Năng: sao, răng. Ví dụ: "Mần năng?" có nghĩa "làm sao"... Ở nghĩa này, người Nghệ Tĩnh tùy vùng mà nói "răng" thành "năng".
2. Từ "năng" có đồng nghĩa "răng" trong tiếng Nghệ
Ở trên chúng ta có thể thấy một số vùng ở Nghệ An - Hà Tĩnh nói từ "răng" thành từ "năng" với nghĩa như nhau. Ví dụ thay vì nói "mần răng" thì một số vùng nói thành "mần năng" đều với nghĩa "làm sao", "làm sao thế"...
Tuy nhiên đó chỉ là trên văn nói, còn trên văn viết thì họ sẽ không lẫn lộn hai từ này bạn đọc nhé. Và bạn đọc cũng lưu ý thêm rằng, trong cả 4 nghĩa của từ "năng" thì người Nghệ đều dùng với tần suất rất nhiều. Do đó tùy từng ngữ cảnh mà có thể phiên dịch tiếng Nghệ ra tiếng phổ thông khác nhau nha.
Hy vong bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu từ năng tiếng Nghệ An là gì. Ngoài từ này nếu bạn đọc còn chưa hiểu từ nào vui lòng nhắn tin qua FanPage Tiếng Nghệ hoặc gửi email về toiyeunghengu@gmail.com nhé!
>>> Xem thêm: Ưng rụ là gì? Vì sao người Nghệ hay nói từ rụ?
Tổng hợp bởi Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?