Ngất ngất tiếng Nghệ An là gì? Dùng trong trường hợp nào?
Trong giao tiếp, với những người thân quen, người Nghệ hay nói "ngất ngất". Vậy ngất ngất tiếng Nghệ An là gì? Người Nghệ dùng trong trường hợp nào? Mời bạn đọc tìm hiểu cùng Nghệ ngữ nha.
1. Ngất ngất tiếng Nghệ An là gì?
Như Nghệ ngữ đã đề cập, trong giao tiếp người Nghệ đôi khi dùng từ "ngất ngất" hoặc "ngất". Vậy Ngất ngất tiếng Nghệ An là gì? Có đồng nghĩa với "ngất xỉu" trong tiếng phổ thông không? Xin thưa với bạn đọc ngất ngất không đồng nghĩa với "ngất xỉu" nha. Để rõ hơn mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua các ví dụ sau.
-
Mi nói ngất ngất.
-
Đừng cò mần ngất ngất.
-
Nói như ngất.
Trong 3 ví dụ này "ngất ngất" có nghĩa là "ngu ngơ', "ngốc nghếch", "dại dột". Cụ thể hơn chúng ta thử dịch ra tiếng phổ thông 3 câu này nha:
-
Mày nói ngu ngơ
-
Đừng có làm dại dột
-
Nói như thằng ngốc.
Như vậy, "ngất ngất" là một tính từ, thể hiện rằng ai đó làm việc gì đó, hành động hoặc nói điều gì đó không đúng, dại dột, ngốc nghếch. Ở đây từ ngất ngất có nghĩa gần như từ ngây trong tiếng Nghệ.
Tất nhiên, "ngất" trong tiếng Nghệ đôi khi vẫn mang nghĩa phổ thông tức là "ngất xỉu", "bất tỉnh". Ví dụ người Nghệ nói "con nớ bựa qua bổ ngất lịm i".
2. Người Nghệ dùng từ "ngất ngất" trong trường hợp nào?
Thông thường từ "ngất ngất" mang tính chất nhận xét, đánh giá về ai đó, nên người Nghệ chỉ dùng trong hai trường hợp sau:
-
Người lớn tuổi nói với người nhỏ tuổi hơn.
-
Người đồng trang lứa nói chuyện (ngày nay giới trẻ xứ Nghệ rất hay dùng từ ngất ngất để nói chuyện vui với nhau mà không mang tính chất xúc phạm gì cả).
Lưu ý với bạn đọc, người nhỏ tuổi hơn sẽ không được nói với người lớn tuổi là "ngất ngất" nhé, vì lúc này sẽ mang tính mất lịch sự, không tôn trọng người khác.
Với giải thích như trên hy vọng giúp bạn đọc hiểu ngất ngất tiếng Nghệ An là gì. Nếu bạn đọc còn thắc mắc từ nào khác trong tiếng Nghệ xin vui lòng nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ hoặc xem thêm tại Từ điển tiếng Nghệ An cho người ngoài tỉnh nha.
>>> Xem thêm: Mồ tiếng Nghệ An là gì? Thường dùng trong ngữ cảnh nào?
Tồng hợp bởi Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?