Top 50 từ điển tiếng Nghệ Tĩnh khó nghe, khó hiểu nhất
Rất nhiều bạn đọc gửi email nhờ Admin tổng hợp một số từ điển tiếng Nghệ Tĩnh phổ biến để bạn đọc đối chiếu trong quá trình học tiếng Nghệ. Dù yêu cầu này rất khó, vì tiếng Nghệ vốn rất phong phú, đa dạng, có sự khác biệt các vùng miền trong từng xã, huyện... Tuy nhiên, ở bài viết sau Nghệ ngữ cố gắng tổng hợp 50 từ khó nghe, khó hiểu nhất tới bạn đọc như sau.
1. Top 10+ từ điển tiếng Nghệ Tĩnh thường gặp trong cuộc sống người Nghệ
Dưới đây là một số từ tiếng Nghệ Tĩnh thường gặp trong cuộc sống mà Nghệ ngữ đã tổng hợp lại để bạn đọc tiện theo dõi nhé.
-
Toóc: gốc rạ
-
Chạc địu: dây cao su
-
Nạ: Lại thế nữa
-
Láu táu, lấc cấc: Vội vàng kiểu hấp tấp
-
Tớp leo: Nói cắt ngang
-
Lẹo chắc: giao phối
-
Ngá: ngứa
-
Khái: gãi (Tau ngá lưng, mi khái cho tau cấy = Tao ngứa lưng, máy gãi hộ cho tao với)
-
Nồi bù hoặc tréch bù: Niêu đất
-
Bù rợ: bí đỏ
-
Bù gáo, bù eo: bầu tròn (không phải loại bầu dài)
2. Tổng hợp những từ tiếng Nghệ Tĩnh khó nghe, khó hiểu
Với bạn đọc ngoài tỉnh, khi nghe tiếng Nghệ mà không tra từ điển tiếng Nghệ Tĩnh thì rất khó hiểu nghĩa. Dưới đây là những từ phổ biến nhất mà Nghệ ngữ đã tổng hợp lại để bạn đọc tiện tham khảo khi cần nha.
-
Ẻ vô nựa: không cần nữa (bạn đọc có thể xem thêm bài viết Ẻ vô, quẹt khu nghĩa là chi)
-
Đồ khu mấn: Là thứ không ra gì (Xem thêm: Trôốc tru, khu mấn nghĩa là chi?)
-
Đồ quẹt khu: Cái thứ bỏ đi, không cần
-
Mần răng rứa hẹ: Làm sao thế nhỉ
-
Mụ nớ to bụng: Bà ấy có bầu
-
Cấy trọt nác: Cái chỗ máng nước đổ xuống
-
Đi đấy: đi tiểu tiện
-
Đi đồông: đi đại tiện
-
Nhọoc: mệt mỏi
-
Cấy chủi: cái chổi
-
Sèm cấy bénh: Sèm cái bánh
3. Top 10+ từ điển tiếng Nghệ cho người ngoài tỉnh học
Có rất nhiều từ cần bổ sung trong từ điển tiếng Nghệ Tĩnh, trong phạm vi bài viết này Nghệ ngữ chỉ giới thiệu đến bạn đọc những từ phổ biến hơn cả để bạn đọc ngoài tình học, tham khảo, đối chiếu nha.
-
Toọc: uống (nói một cách mỉa mai)
-
Dú chuối: ủ chuối cho chín
-
Loọc: luộc
-
Đòi tơ đực: con cái đến kỳ giao phối
-
Gắt: gặt
-
Xắt: giặt
-
Lặt: thiến
-
Lể: Khêu, khều (lể gây: khều gai)
-
Bổ trần: ngã ngửa
-
Mần đạ nư: Làm đã thèm
-
Rớt: rơi
-
Hụp: lặn
-
Trồi: ngoi
-
Trụt: xuống
-
Ngước: đón
-
Trụt mấn: tuốt váy, cởi váy
-
Trụt cùn: tuột quần, cởi quần
4. Tổng hợp các tính từ thường dùng trong từ điển tiếng Nghệ Tĩnh
Khi học tiếng Nghệ, bạn đọc sẽ gặp rất nhiều tính từ thú vị. Dưới đây là những tính từ thường gặp trong từ điển tiếng Nghệ mà bạn đọc nên tham khảo nha.
-
Cảy = Sưng
-
Ngái= Xa
-
Su = Sâu
-
Túi = Tối
-
Lớp tớp = Cầm đèn chạy trước ô tô
-
Ngá: ngứa
-
Láu: láo
-
Gớm gang gớm ghỉnh: Ghê gớm
-
Thúi: thối
-
Nậy: to
-
Truột chạc: hỏng việc (Xem thêm Về từ truột chạc trong tiếng Nghệ)
-
Nhít: Nhất (riêng từ nhít còn có nghĩa là động từ "chà, xát")
Ở trên là những từ thường gặp trong từ điển tiếng Nghệ Tĩnh mà Nghệ ngữ tổng hợp lại. Nếu bạn đọc còn thắc mắc xin gửi email về toiyeunghengu@gmail.com hoặc nhắn tin qua Fanpage: Tiếng Nghệ nha.
Tổng hợp bởi Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Viết cái hủ hay cái hũ đúng? Phân biệt hủ hay hũ chi tiết
-
Không nỗi hay không nổi viết đúng? Mẹo phân biệt nỗi hay nổi
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?