Cách nấu giả cầy ngon từ xương heo theo phong vị người Nghệ
Cách nấu giả cầy ngon có rất nhiều kiểu, nhưng với người dân Nghệ Tĩnh thì họ kết hợp với nhiều nguyên liệu độc đáo như mật mía, lá tắt, ruốc... Chính những nguyên liệu này tạo nên phong vị đậm đà riêng biệt. Bài viết sau Nghệ ngữ sẽ hướng dẫn bạn đọc làm món này nhé!

1. Giới thiệu về cách nấu giả cầy ngon từ xương heo của người Nghệ
Trong các bài viết trước đây, Nghệ ngữ đã giới thiệu đến bạn đọc hai món giả cầy theo phong vị người Nghệ. Thứ nhất là món giả cầy ngan, và thứ hai là món giả cầy từ giò heo. Về cơ bản, hai món này nấu tương tự như các món giả cầy khác nhưng có một số bước đặc biệt hơn.
Cụ thể, món giả cầy xương heo thích hợp với đa số người dùng. Vì trên thực tế một số người không hạp thịt ngan hoặc giò heo. Hơn nữa, xương khô dễ nấu và thấm vị giả cầy, càng kho lại càng đậm vị, ăn ngon cơm hơn.
Hơn nữa, trong cách nấu giả cầy ngon kiểu này cực kỳ dễ chế biến. Không cần quá nhiều bước cầu kỳ như giả cầy từ ngan, vịt, giò heo... Riêng xương heo chỉ cần rửa sạch là có thể nấu giả cầy và ngấm vị ngay sau đó.
Về nguyên liệu, cách nấu này cũng cần có một số nguyên liệu đặc trưng như mật mía, riềng, sả, ớt, ruốc, nước mắm, lá tắt... Để bạn đọc biết thêm về cách nấu giả cầy ngon đậm đà này Nghệ ngữ sẽ hướng dẫn chi tiết hơn ở phần bài viết tiếp theo.

2. Hướng dẫn chi tiết cách nấu giả cầy ngon đúng chuẩn người Nghệ
Bạn đọc hãy thực hiện các bước hướng dẫn về cách nấu giả cầy ngon theo phong vị người Nghệ như sau nhé.
2.1. Nguyên liệu nấu giả cầy xương heo
-
Xương heo: 1 kg (nên chọn xương sườn để nấu sẽ ngon hơn)
-
Mật mía: Nửa chén (chọn loại mật sánh, thơm do người Nghệ nấu nhé)
-
Lá tắt: 1 nắm nhỏ
-
Riềng: 3 củ to
-
Sả: 5 cây
-
Đường: 2 muỗng
-
Một số gia vị khác: Nước mắm ngon, ruốc, hạt nêm...
2.2. Hướng dẫn các bước để nấu giả cầy ngon từ xương heo
Dưới đây là chi tiết các bước trong cách nấu giả cầy ngon theo vị người xứ Nghệ. Bạn đọc thực hiện như sau nhé.
2.2.1. Sơ chế và ướp xương heo
-
Xương heo trụng sơ với nước sôi để bỏ hết bụi bẩn dính vào, sau đó vớt ra rửa sạch.
-
Riềng và sả rửa sạch và thái thật mỏng.
-
Lá tắt rửa sạch xé làm tư.
-
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu trên, bạn đọc tiến hành thắng 2 muỗng đường làm nước màu. Sau đó cho toàn bộ xương heo vào xào để xương thấm màu.
-
Tiếp tục cho toàn bộ riềng, sả, lá tắt vào. Rồi thêm 2 - 3 muỗng ruốc, 2 muỗng nước mắm ngon, 1 muỗng hạt nêm. Dùng đũa đảm thật đều và ướp xương heo với gia vị giả cầy trong 1 tiếng.

2.2.2. Cách nấu giả cầy ngon đúng vị xứ Nghệ
-
Bật bếp lửa lớn, sau đó đem xào xương heo đã ướp cho đến khi thịt săn lại.
-
Cho một chén nước sôi vào và đun sôi thì giảm lửa nhỏ liu riu.
-
Hầm giả cầy xương heo trong ít nhất một tiếng.
-
Vì món này càng hâm càng ngon nên bạn đọc nên dành cho hôm sau nhé. Tốt nhất là nấu tối nay, mai hâm lại ăn vào buổi trưa sẽ ngon hơn.
-
Món ăn này ăn kèm cơm nóng vào mùa lạnh sắp tới sẽ thật ngon miệng đấy.

Ở trên là chi tiết cách nấu giả cầy ngon từ xương heo của người Nghệ Tĩnh. Bạn đọc có thể thử ngay bây giờ để đãi cả gia đình món ngon từ xứ Nghệ này nha. Chúc bạn thành công với món ăn này!
Tác giả: Nghệ ngữ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Nữa hay nửa? Nữa ngày hay nửa ngày? Một nữa hay một nửa?
-
Viết xà quầng hay xà quần đúng? Nghĩa cụ thể là gì?
-
Dóng hàng hay gióng hàng? Khi nào viết gióng hay dóng?
-
Đía là gì? Nói đía, nhìn đía, bịa đía nghĩa là sao?
-
Viết cực kỳ hay cực kì? Cực kì hấp dẫn hay cực kỳ hấp dẫn?
-
Viết thứ bảy hay thứ bẩy? Bảy mươi hay bẩy mươi? Bảy hay bẩy?
-
Sát muối hay xát muối đúng? Phân biệt sát và xát
-
Viết chỉ trỏ hay chỉ chỏ đúng? Phân biệt trỏ và chỏ
-
Quài hay hoài? Hoài luôn hay quài luôn mới đúng chính tả?
-
Nước chảy xiết hay chảy siết mới đúng chính tả?
-
Viết kỷ yếu hay kỉ yếu? Nên dùng y dài hay i ngắn phù hợp hơn?