Hấy tiếng Nghệ An là gì? Giải đáp chi tiết về từ hấy!
Hấy tiếng Nghệ An là gì? Vùng nào ở Nghệ An dùng từ này? Ngay sau đây Nghệ ngữ sẽ giải đáp chi tiết nhé. Mời bạn đọc theo dõi!

1. Hấy tiếng Nghệ An là gì?
Tiếng Nghệ rất đa dạng, tùy theo từng vùng miền mà có cách nói khác nhau. Khi một bạn đọc hỏi hấy tiếng Nghệ An là gì Nghệ ngữ đã đưa lên nhóm Người Nghệ Tĩnh thì nhận được giải thích chi tiết sau:
Hấy trong tiếng Nghệ là từ đệm trong câu, có nghĩa tương tự như "nhé" hoặc "nhỉ" của vùng miền khác. Hoặc trong một vài ngữ cảnh, hấy đồng nghĩa với: đúng vậy, cứ thế nhé, cứ như vậy đi. Nó có tác dụng nhấn mạnh khẳng định ý của câu cần diễn đạt.
Có thể hiểu đơn giản là, người miền Nam nói vậy nha, người miền Bắc nói thế nhé, thì người Nghệ nói rứa hấy.
Ví dụ:
-
Công việc bựa ni mi mần tốt lắm, cứ rứa mà mần hấy! (Công việc bữa này mày làm tốt lắm, cứ thế nhé)
-
Tí nựa ta đi nhới hấy (Chút nữa ta đi chơi nhỉ)
-
Túi gọi hấy! (Tối gọi nha)
2. Phân biệt hấy, hầy, ậy, ày, hề...
Thông thường người dân vùng Diễn Châu, Nghệ An hay nói "hấy" với nghĩa như trên. Còn một số vùng khác thì nói: hầy, hề... có nghĩa tương tự.
Ví dụ, có vùng nói "rứa hầy" (thế nha) cũng có nghĩa tương đương "rứa hấy" (thế nhé), hoặc có nơi nói "rứa hề". Điều này có thể do cách phát âm của từng vùng. Thậm chí, có nơi hai xã ở gần nhau mà vẫn nói khác nhau hoàn toàn, đây chính là sự phong phú của tiếng Nghệ.
Tuy nhiên, hấy trong tiếng Nghệ An sẽ khác với: ậy, ày... Cụ thể, "ậy", "ày" có nghĩa là "ok", đồng ý. Còn hấy có nghĩa là "nhỉ, nhé". Bạn đọc cần phân biệt kỹ nha.
Hy vọng qua bài viết ngắn này bạn đọc đã biết hấy tiếng Nghệ An là gì cũng với một số từ thường dùng như hầy, hề. Nếu còn thắc mắc nào khác bạn đọc gửi tin nhắn qua Fanpage Tiếng Nghệ nha!
>>>Xem thêm: Trốc tru nghĩa là gì?
Tác giả: Nghệ Ngữ
Tags: hỏi đáp tiếng nghệ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Diễu hành hay diễn hành? Diễu binh hay diễn binh đúng chính tả?
-
Sáp lại gần hay xáp lại gần? Phân biệt sáp hay xáp chi tiết
-
Thành ngữ ướt như chuột lột hay ướt như chuột lội mới đúng?
-
Tán hay táng vào mặt? Tán gia bại sản hay táng gia bại sản?
-
Đều như vắt tranh hay vắt chanh hay vách tranh mới đúng?
-
Viết/gọi là lòng xe điếu hay se điếu mới đúng chính tả?
-
Viết kỳ vọng hay kì vọng? Nên dùng i ngắn hay y dài?
-
Viết trút giận hay chút giận? Trút nước hay chút nước?
-
Viết cho chừa hay cho trừa? Chừa tội hay trừa tội đúng?
-
Viết lổ chổ hay lỗ chỗ, lổ đổ hay lỗ đỗ đúng?
-
Thi thoảng hay thỉnh thoảng, thảng thốt hay thoảng thốt đúng?