Học tiếng Hà Tĩnh cấp tốc cho người ngoài tỉnh
Học tiếng Hà Tĩnh có khó không? Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào "niềm đam mê" của bạn với ngôn ngữ miền Trung này. Trên thực tế, học cách nói tiếng Hà Tĩnh khá dễ, nhưng khó là khi đối thoại trực tiếp với người dân vùng đất này. Bài viết sau Nghệ ngữ sẽ hướng dẫn bạn đọc ngoài tỉnh học để nói và hiểu người dân Hà Tĩnh nha.
1. Chuyện vui về nguồn gốc tiếng Hà Tĩnh
Trước khi bắt đầu học tiếng Hà Tĩnh chúng ta hãy dành ít phút nghe giai thoại vui về tiếng Hà Tĩnh nha. Lưu ý, đây chỉ là một cách kể chuyện để cười vui thôi nhé.
Tiếng Hà Tĩnh về cơ bản giống với các tỉnh miền Trung (từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế) như các từ "mô, tê, răng, rứa". Đặc biệt, từ "nỏ" (nghĩa là không) trong tiếng Nghệ là từ tiếng Việt duy nhất được người Anh vay mượn, nhưng mà chưa thấy trả. Người Anh lấy và chuyển thành từ “No” mà chúng ta được học ngày nay.
Chuyện kể rằng vào thế kỷ xa xôi lắm, có một nhà thám hiểm người Anh tên là Francis Drake trong chuyến hành trình vòng quanh thế giới của mình đã cập cảng Vụng Áng, Hà Tĩnh. Tiếp xúc với người dân nơi đây, ông ta thấy tiếng Nghệ Tịnh rất nghe hay và dễ thương quá đi, thế là đòi học cho bằng được.
Sau một thời gian dùi mài kinh sử, ông đã đọc thông viết thạo tiếng Nghệ Tĩnh, thi INLTS (International Nghệ Tĩnh Language Testing System) được 9.0, thi TONIC (Test of Nghệ Tĩnh for International Communication) được 990 điểm. Hí ha hí hửng ông ta bắt xe ôm ra Cửa Lò để lên tàu quay trở về nước Anh với tham vọng truyền bá tiếng miền trung cho toàn dân. Tuy nhiên, trên đường về quê ông say tàu và quên hết, chỉ nhớ mỗi từ "nỏ", mà lại đọc chệch thành "nâu". Từ "no" trong English được ra đời từ đó!
Cũng theo một số tài liệu khác được cung cấp bởi giáo sư Cù Trọng Xoay của Đại Học Bôn Ba , ngày xưa có hai nhà nghiên cứu ngôn ngữ nước Pháp và Nhật đến Hà Tĩnh. Khi đi qua Cầu Bừa (nay là đổi tên là Cầu Cày - Thạch Hà) thì nhà nghiên cứu người Pháp thấy người con gái đang gặt lúa dưới đồng, rất bồ kết cô gái nên nhà nghiên cứu liền nói bằng tiếng Pháp: "Cô đưa mông tôi xoa".
Đến đây cô gái nhảy lên vờ rồi tát cho vị học giả một cái nổ đom đám, sau đó cô nói: "Mông tôi tôi xoa, mông enh, enh xoa, nỏ được xoa mông tôi". Nghe như vậy, vị học giả liền khẳng định tiếng Pháp cũng bắt nguồn từ tiếng Hà Tĩnh.
Sau khi hai vị học giả lên tàu ga Yên Trung (Hà Tĩnh) để về nước thì trong lúc mua vé có một cụ già hướng vào nhà nghiên cứu người Nhật và hỏi: "ga ni ga mô?" Cuối cùng nhà nghiên cứu phải thừa nhận rằng, thì ra tiếng Nhật cũng bắt nguồn từ tiếng Nghệ Tĩnh.
2. Học tiếng Hà Tĩnh qua âm điệu, ngữ pháp và từ loại
Để học tiếng Hà Tĩnh tốt nhất là bạn đọc nên kết bạn với một người Hà Tĩnh để họ dạy chi tiết nhé. Ngoài ra, nếu có thời gian nên đến vùng đất này đi du lịch, làm quen và trò chuyện với người dân nơi đây.
Còn nếu chưa đủ tự tin, bạn đọc có thể bắt đâu bằng cách học cấp tốc như hướng dẫn sau nha.
2.1. Tiếng Hà Tĩnh âm điệu và ngữ pháp khó không?
Âm điệu trong tiếng Hà Tĩnh rất quan trọng. Người dân nơi đây có cách nói "nghe nặng" hơn miền Nam, miền Bắc. Nếu bạn đọc là người ngoài tỉnh muốn học tiếng Hà Tĩnh thì hãy nhớ 2 điều sau nha.
Người Hà Tĩnh hay nói dấu ngã (~) thành dấu nặng (.) nên mới nghe giọng Hà Tịnh nặng trình trịch. Ngoài ra, một số vùng dấu hỏi (?) cũng nói thành dấu nặng (.) nốt). Riêng các phụ âm “s” và “x”, “tr” và “ch”, “r” và “d” người Hà Tĩnh phát âm rất rõ ràng (nên viết ít sai).
Về ngữ pháp, trong cách viết tiếng Hà Tĩnh không khác gì tiếng Việt mến thương của nước ta nha.
2.2. Học tiếng Nghệ Tĩnh qua từ loại
Dưới đây là một số từ thông dụng để bạn đọc ngoài tỉnh học tiếng Hà Tĩnh. Trên thực tế, ở mỗi xã, mỗi huyện lại có thêm nhiều cách nói khác nữa mà bạn đọc có thể tham khảo ở các bài viết trước đó nhé.
(1) Về danh từ: Hầu hết các danh từ và động từ có từ "âu" trong Tiếng Hà Tĩnh đều bỏ đuôi "âu" và thêm bằng đuôi "u" (trừ những từ đặc biệt bất quy tắc áp dụng cấu trúc này có thể gây nghĩa khác nha).
-
Con Trâu = Con Tru
-
Quả bầu = Quả bù
-
Sông sâu = sông su
-
Con du = con dâu
-
Chạc = dây, Chủi = chổi
-
Gấy nhôông = vợ chồng,
-
Côộc = gậy hoặc gốc ( vác côộc mà đầp chết rấp hắn đi)
-
Toóc = rạ (gốc lúa)
-
Cơn = cây,
-
Con me = con bê
-
Đàng = đường
-
Rọng = ruộng,
-
Cươi = sân
-
Nương = vườn
-
Mọi = muỗi
-
Ròi = ruồi
-
Trập vả = đùi
-
Mi = Mày * Tau = Tao ( tau với mi đập chắc đi = tai với mày chơi tay bo đi )
-
Choa = Chúng tao * (Bọn) bây = các bạn* Hấn = hắn, nó
-
Ci (ki, kí), cấy = cái. VD: đóng ci cựa lại = đóng cái cửa lại
(3) Về Thán từ - Chỉ từ:
-
Mô = đâu. VD: Bây đi mô đó, cho choa đi với. Hoặc mô cũng có nghĩa "nào". VD: Khi mô mi đi học = khi nào mày đi học.
-
Mồ = nào. VD: cho tí kẹo mồ! Không nói: cho tí kẹo mô
-
Ni = này. VD: con ni bị điên à = con này bị điên à?. Hoặc ni cũng có nghĩa "nay" như bữa ni = hôm nay.
-
Tê = kia. VD: đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng
-
Tề= kìa. VD: Trăng lên rồi tề.
-
Rứa = thế.
-
Răng = sao. VD: răng rứa = sao thế?
-
Chi = gì. VD: cấy chi rứa = cái gì thế?
-
Nỏ = không. VD: tau nỏ biết = tao ko biết ( nỏ chỉ đứng trước động từ). Không nói: biết hát nỏ = biết hát không
-
Ri = thế này. VD: ri là răng = thế này là sao?
-
A ri = như thế này. VD: a ri là răng
-
Nớ = ấy .VD: khi nớ = khi ấy. bữa nớ = hôm ấy.
-
(Bây) Giừ = (bây) giờ. VD: Giừ mi ở chộ mô rứa = giờ mày ở chỗ nào thế? Không nói: mấy giờ = mấy giừ !!*
-
Hầy =nhỉ. VD: hoa đẹp hầy.
-
Chư = chứ.
-
Rành = rất.= very VD: hấn học rành giỏi = Nó học rất giỏi.
-
Đại = 1. khá. VD: phim ni xem hay đại = phim này xem khá hay. Hoặc đại cũng có nghĩa "bừa". VD: nỏ biết thì cứ chọn đại đi = không biết thì cứ chọn bừa đi.
-
Nhứt ( nhít) = nhất. VD: đẹp nhứt = đẹp nhất
-
Bổ = ngã. VD: đi bị bổ = đi bị ngã
-
Bứt = bẻ. VD: bứt hoa về cắm
-
Chưởi = chửi.
-
Ẻ = ỉa.
-
Đấy = đái.
-
Đút = đốt. VD: bị ong đút.
-
Đập = đánh. VD: chúng đang đập chắc = đánh nhau
-
Dắc = dắt. VD: dắc con tru ra đồng = dắt con trâu ra đồng
-
Gưởi = gửi. VD: gưởi thư.*
-
Hun = hôn. VD: hun nhau *
-
Mần = làm. Vd: mần chi thì mần đi = làm gì thì làm đi
-
Nhởi = chơi.
-
Nhít = kì cọ ( Vd : bẩn rứa mi, ri thì nhít dc cả đống đất = bẩn thế mày, kì cọ ra cũng dc cả đống đất )
- Vô = vào.
-
Cù trắp = nói dối ( cha mi, đừng có cù trắp)
-
Troạng =rách, vỡ ( Vd: Trời nắng ra ri, ma mô mà trụ nổi. Bựa qua đi ra roọng bị còn đỉa hần cắm troạng máu.)
-
Cảy = sưng. VD: cảy 1 cục
-
Ngái= xa.
-
Su = sâu. VD : Ao ni su ri (nhìn quả tưởng tiếng Trung)= Ao này sâu thế
-
Túi = tối. VD: trời túi rồi = trời tối rồi
-
Ngá = ngứa ( Mọi cắm ngá quá mi à, khải mại mà vẩn ngá )
-
Trợt = bị thương ở ngoài da ( khi nại chộ một mệ bổ cấy mà trợt trù cúi...
2.3. Dạy tiếng Hà Tĩnh qua bài tập cụ thể
Khi học tiếng Anh chúng ta luôn làm bài tập đi kèm. Và nếu bạn muốn học tiếng Hà Tĩnh thì cũng cần... làm bài tập thực tế. Dưới đây là một số bài tập để kiểm tra trình độ tiếng Hà Tĩnh nha. Bạn đọc có thể làm về gửi email về toiyeunghengu@gmail.com nhé.
Bài tập 1:
Hãy dịch ra tiếng phổ thông câu: " Chi ơi chi, khi nại mi nói cấy chi chi mà tau nỏ hiểu cấy chi chi cả à chi nờ".
Bài tập 2:
Phân biệt từ "mần" trong tiếng Hà Tĩnh và từ "làm" trong tiếng phổ thông. Đặt các câu minh họa cụ thể.
Gợi ý: Bạn đọc có thể tham khảo qua tài liệu: Từ mần trong tiếng Nghệ hiểu sao cho đúng?
3. Hướng dẫn cách học tiếng Hà Tĩnh cấp tốc
-
Mi : có nghĩa là Mày
-
Tau : có nghĩa là Tao
-
Mô : có nghĩa là Đâu
-
Tê : có nghĩa là Kia
-
Ni : có nghĩa là Này
-
Rứa : có nghĩa là Thế
-
Răng : có nghĩa là Sao
-
Ngay Mốt : có nghĩa là Ngày Kia
-
Đọi : có nghĩa là Bát
-
Trôốc : có nghĩa là Đầu
-
Tru: có nghĩa là Trâu
-
Lè : có nghĩa là Đùi
-
Nhễ từ này í chê bai có thể dịch là Bựa
-
Chộ : từ này có nghĩa là Thấy
-
Chi : có nghĩa là Gì ?
-
NỎ : có nghĩa là KHÔNG.
-
Bổ : có nghĩa là Ngã
-
Trôốc cúi: có nghĩa là Đầu Gối
-
Ngái: có nghĩa là Xa
-
Nác : có nghĩa là Nước (nước uống í, nác chè, nác sôi: nước chè, nước sôi)
-
Môi: có nghĩa là Muôi
-
Su : có nghĩa là Sâu
-
Hầy : có nghĩa là Nhở
-
Đài : còn có nghĩa nữa là cái gàu múc nước
-
Cươi : có nghĩa là Sân
-
Nương : có nghĩa là Vườn
-
Rọng : có nghĩa là Ruộng
-
Mần : có nghĩa là Làm
-
Mệ : có nghĩa là mẹ
-
Choa : Có nghĩa là bọn tao
Kết lại bài học tiếng Hà Tĩnh, admin muốn kể một điển tích trong việc sử dụng tiếng Nghệ rất hay. Có một anh người Hà Tĩnh gặp mấy o đang ăn ngô rang, bị trêu:
Thiếp trao cho chàng một nạm ngô rang
Đúc nơi mô mà mọc, thiếp theo chàng về không.
Không phải tay vừa, anh chàng liền đáp lại:
Ở mô mà nắng không khô,
Mà mưa không ướt, đúc vô mọc liền
Dịch:
Thiếp trao cho chàng một nắm ngô (bắp) rang
Gieo ở đâu mọc được, thiếp theo chàng về không
Ở đâu mà nắng không khô,
Mà mưa không ướt gieo vào mọc ngay
>>> Xem thêm: Học tiếng Nghệ An Hà Tĩnh qua 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết
Tác giả: Nghệ ngữ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Gáng hay ráng? Gáng lên hay ráng lên? Ráng sức hay gáng sức?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Tỉ mỉ hay tỷ mỷ đúng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Top 5+ địa chỉ thuê xe máy ở Hà Tĩnh tốt và có giá rẻ nhất
-
Lý thuyết hay lí thuyết? Lý luận hay lí luận viết đúng?