Top 6 từ ngữ địa phương Hà Tĩnh dễ học cho bạn đọc ngoài tỉnh
Một bạn đọc gửi emai nhờ Nghệ ngữ giới thiệu một số từ ngữ địa phương Hà Tĩnh dễ học, dễ thuộc nhất để chuẩn bị về... mần du. Sau đây là top 6 từ mà Nghệ ngữ chọn lọc, giới thiệu đến bạn đọc này.
1. Học từ ngữ địa phương Hà Tĩnh bắt đầu với cà trắp là gì
Khi bắt đầu học tiếng Hà Tĩnh với những bạn đọc người ngoài tỉnh, chuẩn bị "mần du, mần rể" có lẽ nên bắt đầu với từ "cà trắp". Lý do, đây là từ người dân Hà Tĩnh thường dùng trong cuộc sống để bày tỏ quan điểm, góc nhìn.
Vậy cà trắp là gì? Xin thưa cà trắp hay "đồ cà trắp" có nghĩa tương tự như "nói láo", "không thật thà", "nói lung tung". Ví dụ, khi người Hà Tĩnh nói ai đó rằng "hắn nói cà trắp" tức là "hắn nói dối đó". Hoặc họ chỉ vào ai đó và nói rằng "thằng đó là đồ cà trắp" thì cần hiểu "thằng đó không thật thà, hay lừa người khác".
Ngoài từ cà trắp, người Hà Tĩnh còn dùng từ "phố trắp". "Phô" tức là nói, nói chuyện, cò trắp với nghĩa "không thật, đùa cợt". Phô trắp lúc này có nghĩa "nói đùa", "nói vui"...
2. Gấy tiếng Hà Tĩnh là gì
Gấy là một trong những từ ngữ địa phương Hà Tĩnh phổ biến, dễ học hơn cả. Gấy khi dịch ra tiếng phổ thông có 2 nghĩa như sau:
-
Gấy = gái. Ví dụ "cân gấy", "cun gấy" trong tiếng Hà Tĩnh có nghĩa là "con gái"
-
Gấy = Vợ. Ví dụ người Hà Tĩnh nói "lấy gấy đi con" = "lấy vợ đi con". Hay nếu nói "gấy nhôông" thì có nghĩa "vợ chồng".
Lưu ý với bạn đọc, ở một số vùng ở Hà Tĩnh khi nói họ có cách phát âm khá nặng, khó nghe. Lúc này từ "gấy" nghe như từ "gầy" nha. Ví dụ họ sẽ nói "đì lầy gầy" thì hiểu "đi lấy vợ" nhé. Gầy lúc này không có nghĩa là "gầy gò ốm yếu" như tiếng phổ thông nhé.
3. Chộ tiếng Hà Tĩnh là gì
Trong từ điển tiếng Hà Tĩnh, "chộ" có nghĩa là "thấy, nhìn thấy". Đây cũng là một trong những từ phổ biển, sử dụng thường xuyên trong cuộc sống thường ngày của người dân nơi đây. Chính vì thế, với bạn đọc nào muốn về làm dâu, làm rể Hà Tĩnh nhớ học từ này nha.
Một số ví dụ người Hà Tĩnh dùng từ "chộ" như sau:
-
Tau chộ mi đi từ đàng ngái lại = Tao thấy mày đi từ đằng xa lại.
-
Bà cò chộ rọ nựa mô mồ = Bà có thấy rõ nữa đâu nào.
-
Cò chộ chi khung bay? = Có thấy gì không bọn mày?
4. Từ ngữ địa phương Hà Tĩnh "cò lẹ" là gì?
Một bạn đọc gửi email tới Nghệ ngữ và hỏi: Em có một vài người bạn Nghệ An, Hà Tĩnh và họ hay nói câu cửa miệng "cò lẹ". Vậy cò lẹ nghĩa là gì?
Xin thưa vơi bạn rằng, cò lẹ trong tiếng Nghệ Tĩnh có nghĩa "có lẽ", "chả nhẽ". Một vài ví dụ người Nghệ nói dùng từ này như sau:
-
Cò lẹ rứa = Có lẽ như thế
-
Cò lẹ khung phải chơ = Có lẽ không phải chứ
Lưu ý, trong một số trường hợp, người Hà Tĩnh, Nghệ An chỉ nói "cò lẹ" với nghĩa "chả nhẽ".
5. Cái cạu là gì?
Một danh từ thường thấy trong tiếng Hà Tính là "cấy cạu", "cái cạu". Từ nghĩa hiểu nghĩa phổ thông là "cái rổ".
Ví dụ người Hà Tĩnh nói "lấy cho mẹ cấy cạu đợng rau" thì hiểu là "lấy cho mẹ cái rổ đựng rau". Tương tự với cạu, người Hà Tĩnh còn có "cấy đúa", "cấy sàng", "cấy dần", "cấy mủng", "cấy mẹt"...
6. Mè hè là gì?
Thêm một từ ngữ địa phương Hà Tĩnh cần học đó là từ "mè hè". Đây là một tính từ thường dùng trong cuộc sống ở người Nghệ An và Hà Tĩnh.
Vậy mè hè nghĩa là gì? Để hiểu nghĩa từ này chúng ta cần đặt vào đúng ngữ cảnh. Ví dụ hai người Hà Tĩnh nói chuyện với nhau có câu: Tau nỏ ăn được cơm thừa của con mô, tau mè hè. Câu này dịch ra tiếng phổ thông: Tau không ăn được cơm thừa của con đâu, tau thấy sợ.
Lúc này, mè hè là một tính từ, bày tỏ một thái độ sợ hoặc e ngại trước một món ăn vì lý do cá nhân. Ví dụ thêm, có người Nghệ "mè hè vịt lộn", tức họ nhìn thấy vịt lộn là sợ, không ăn được nữa. Hoặc một số thanh niên Nghệ An hay nói đùa "tau mè hè cân gấy" tức có nghĩa "tau sợ con gái không muốn đến gần, chứ đừng nói yêu đường".
Còn rất nhiều từ ngữ địa phương Hà Tĩnh khác mà Nghệ ngữ chưa kể hết trong bài viết này. Nếu bạn đọc còn thắc mắc từ nào xin nhắn tin qua Fanpage tiếng Nghệ quê ta nha.
>>> Xem thêm: Tổng hợp một vài câu tiếng Nghệ An phổ biến nhất
Tổng hợp bởi Nghengu.vn
Tags: từ điển tiếng nghệ, học tiếng nghệ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Gáng hay ráng? Gáng lên hay ráng lên? Ráng sức hay gáng sức?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Tỉ mỉ hay tỷ mỷ đúng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Top 5+ địa chỉ thuê xe máy ở Hà Tĩnh tốt và có giá rẻ nhất
-
Lý thuyết hay lí thuyết? Lý luận hay lí luận viết đúng?