Kẹo cu đơ Hà Tĩnh có từ khi nào? Vì sao gọi là cu đơ?
Kẹo cu đơ Hà Tĩnh là món ăn rất đặc biệt từ cái tên cho đến các nguyên liệu. Cụ thể, khác với bất kỳ món kẹo nào khác, cu đơ ngon làm từ lạc "sọi", mật mía, gừng với cách nấu thủ công. Bài viết sau Nghệ ngữ sẽ giới thiệu chi tiết đến bạn đọc món ăn đặc sắc này của người Hà Tĩnh nha.
1. Nguồn gốc kẹo cu đơ Hà Tĩnh
Kẹo cu đơ Hà Tĩnh bắt nguồn từ đâu? Xin thưa với bạn đọc, thông tin chính xác là món kẹo này có nguồn gốc từ xóm Thịnh Bình, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Theo tìm hiểu của Nghệ ngữ, món kẹo này là của gia đình ông Chắt Vy (tên thường gọi dân dã là Cu Hai) chuyên về nấu kẹo lạc. Sau khi ông qua đời, nghề nấu kẹo lạc được truyền lại cho cô con gái tên Cầm và nhiều người khác. Đến nay, các con cháu cụ Cu Hai không còn ai theo nghề này nữa.
Tuy vậy, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh vẫn được xem là cái nôi của món kẹo cu đơ nổi tiếng. Ngay cả bây giờ, kẹo cu đơ Hương Sơn vẫn được xem là ngon nhất, giữ hương vị đúng ngày xưa nhất. Khách đi qua về lại ngang Hương Sơn vẫn khen món kẹo độc đáo này.
2. Kẹo cu đơ làm từ những nguyên liệu nào?
Có rất nhiều món kẹo lạc khác nhau ở nhiều tỉnh thành, nhưng kẹo cu đơ Hà Tĩnh vẫn độc đáo hơn nhờ các nguyên liệu đặc biệt.
Cụ thể, để làm nên một miếng kẹo cu đơ ngon thì người dân Hà Tĩnh phải tìm các nguyên liệu như: Lạc, mật mía, gạo, gừng, vừng... Ngày nay, món kẹo này được "tinh giản" các nguyên liệu để phù hợp hơn với người dùng cả nước.
Trong các nguyên liệu thì lạc phải là loại lạc sọi, không dùng lạc xép. Mật mía phải nấu thủ công để cho vị ngọt tự nhiên. Có lẽ chính mật mía làm nên điều khác biệt trong món kẹo cu đơ của người Hà Tĩnh. Họ không bao giờ dùng đường hóa học hay chất tạo ngọt mà nhất định phải dùng mật mía nguyên chất! Chưa kể, bánh đa bên ngoài giòn rụm, rải nhiều vừng đen tạo nên món kẹo ngoài giòn trong mềm, ngọt rất lạ miệng.
Có lẽ, chính những nguyên liệu quen thuộc như mật mía, lạc, gừng... đã làm nên hương vị đặc biệt của món kẹo cu đơ người Hà Tĩnh. Tìm hiểu kỹ hơn bạn đọc sẽ thấy, người dân nơi đây rất hay dùng mật mía, lạc, gừng... làm món ăn hằng ngày: Cá nục kho mật mía, giả cầy nấu mật mía...
Về cách làm kẹo cu đơ Hà Tĩnh có thể tóm tắt như sau:
-
Mật đun sôi bằng chảo gang sau đó cho lạc nhân vào, đảo nhẹ và đều để kẹo không bị xuống dưới đáy gây cháy kẹo.
-
Nấu kẹo theo bí quyết riêng (người Hà Tĩnh mỗi vùng có một bí quyết nấu kẹo riêng) làm sao để lạc giòn, mật không bị khê.
-
Thêm gừng tươi thái nhỏ vào tạo vị cay đậm, nồng nàn.
-
Múc kẹo đổ lên bánh đa tròn, dàn mỏng, rồi dùng một tấm bánh đa khác úp lên mặt trên.
-
Hoàn thành món kẹo cu đơ nổi tiếng. Cho kẹo vào túi nilon hút chân không và bảo quản trong vòng 1 năm không hề bị hư hỏng.
3. Tại sao gọi kẹo cu đơ?
Tại sao gọi kẹo cu đơ? Cái tên rất lạ này nghe qua có vẻ... buồn cười, nhưng ẩn đằng sau đó là cả lịch sử thú vị.
Theo tìm hiểu của Nghệ ngữ, khi gia đình ông Cu Hai nấu vẫn gọi là kẹo lạc, chưa mang tên cu đơ. Ngày ấy, thực dân Pháp còn đô hộ nước ta, ở xã Sơn Hòa (gần xóm Thịnh Bình của nhà ông Cu Hai) có một trường thiếu sinh quân. Sau giờ học các học sinh nghe tiếng nhà ông Cu Hai có kẹo lạc ngon nên kéo đến ăn.
Trong đám học sinh ấy có người Pháp và đa số nói tiếng Pháp nên đọc từ "Hai" thành Deux (phát âm là "đơ". Từ đó kẹo Cu Hai đọc thành kẹo cu đơ và trở thành cái tên truyền miệng gắn bó, làm nên thương hiệu cho đến tận bây giờ.
Hiện tại, Nghệ ngữ mở bán kẹo cu đơ đặc sản Hà Tĩnh, bà con ủng hộ Nghệ ngữ nhé. Mọi chi tiết vui lòng nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ, email toiyeunghengu@gmail.com hoặc điện thoại 0903268710. Trân trọng!
4. Bài thơ về kẹo cu đơ Hà Tĩnh hay nhất
Kẹo cu đơ Hà Tĩnh là món ăn quen thuộc, người Hà Tĩnh không ai không biết món kẹo này. Và trong thơ, ca, âm nhạc kẹo cu đơ đã đi vào như một kỷ ức khó quên với họ dù đi xa quê. Dưới đây là bài thơ Huyền thoại kẹo cu đơ của tác giả Xóm Ao Nguyễn.
Ai vô Hà Tĩnh quê ta
Cu đơ cùng với đậm đà chè xanh
Quê hương biết mấy ân tình
Bánh ngon chè đặc bạn mình nhớ chăng?
Chuyện xưa xin kể lại rằng,
Hương Sơn chốn ấy có chàng Cu Hai
Mật ngon, lạc sọi, gừng cay
Mạch nha,vừng trắng....dẻo tay trộn cùng
Than hồng quạt bánh đa vừng
Đổ lên,đậy lại thơm lừng bánh ngon
Ăn lên vị bánh tráng giòn
Lạc bùi,mật ngọt bánh ngon để đời
Chè xanh sóng sánh vàng tươi
Đậm đà hương vị muôn lời ngợi khen
Kẹo ngon nổi tiếng khắp miền,
Đang thời Pháp thuộc kẹo liền đổi tên.
Cu Hai người Pháp gọi… phiề
Cu… Đơ(deux) dễ gọi tên liền đến nay
Quê hương muối mặn gừng cay
Chè xanh đậm chát đắm say lòng người
Cu đơ lạc,mật ngọt bùi
Khách xa đến một lần rồi khó quên
Dầu ai xuôi ngược trăm miền,
Cu Đơ Hà Tĩnh gắn liền nhớ mong.
Ai đi trăm núi ngàn sông
Quê mình mãi nhớ, mãi mong ngày về.
Kẹo cu đơ Hà Tĩnh có vị ngọt tự nhiên của mật mía, vị thơm béo bùi của lạc, vị giòn của bánh đa, vị cay của gừng... tất cả quyện hòa, tạo nên một món kẹo có một không hai. Ăn miếng kẹo, uống thêm đọi nác chè xanh càng ngon càng nhớ hương vị của người Hà Tĩnh.
Hiện tại, Nghệ ngữ mở bán kẹo cu đơ đặc sản Hà Tĩnh, bà con ủng hộ Nghệ ngữ nhé. Mọi chi tiết vui lòng nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ, email toiyeunghengu@gmail.com hoặc điện thoại 0903268710. Trân trọng!
Tác giả: Nghệ Ngữ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Tỉ mỉ hay tỷ mỷ đúng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Lý thuyết hay lí thuyết? Lý luận hay lí luận viết đúng?
-
Top 5+ địa chỉ thuê xe máy ở Hà Tĩnh tốt và có giá rẻ nhất
-
Đăng ký hay đăng kí là đúng? Nên viết i ngắn hay y dài?