Cách nói tiếng Nghệ An Hà Tĩnh từ vần A đến vần Y
Bạn đọc là người ngoại tỉnh, bạn muốn học cách nói tiếng Nghệ An Hà Tĩnh chuẩn xác? Hãy thử tham khảo các từ cơ bản từ A đến Y sau nha. Đây chính là những từ tiếng Nghệ Tĩnh cơ bản nhất mà bạn đọc có thể dễ dàng học đấy! Bắt đầu ngay sau đây nhé!
1. Cách nói tiếng Nghệ An Hà Tĩnh vần A, B, C, D
Để nói tiếng Nghệ An Hà Tĩnh thành thạo có lẽ chỉ có cách... về sống hẳn ở vùng đất này một thời gian để giao tiếp, học hỏi mỗi ngày. Bởi tiếng Nghệ Tĩnh rất khó nghe, chưa kể một số vùng người dân có lối nói nhanh, dùng từ ngữ địa phương thì càng khó hiểu.
Với các từ vần A, B, C, D ở bài viết trước Nghệ ngữ đã giới thiệu một số cách nói tiếng Nghệ An Hà Tĩnh chi tiết. Trong bài viết này Nghệ ngữ chỉ nói rõ hơn các từ cơ bản, thường dùng ở quê hương xứ Nghệ nhé.
Vần A:
Ả = chị (người Nghệ hay gọi "ả" thay cho từ "chị")
Ầy = đồng ý (khi đồng ý, nhất trí một điều gì đó người Nghệ hay nói "ầy" hoặc "ậy").
Vần B:
Bít = Bứt
Ban = San
Bạt = Đào
Bạo = Mạnh khỏe
Bénh = Bánh
Bác trớng = Chiên trứng
Vần C:
Cẳng, chin = Chân
Cọt = nhỏ
Cộ = cũ
Cảy = sưng
Cắm = cắn
Cợn = cặn
Choa = chúng tao, chúng tôi
Chộ = thấy
Chọt = đào lỗ
Chạc = dây
Choẹt = ướt, nhầy
Vần D:
Dui = dùi
Dờng = giường
Du = dâu
Đôộng = Đồi
Đượm = đậm đà
Đàng = đường
Đọi = bát
Đòn = ghế ngồi (loại nhỏ)
Đúa = rổ loại lớn
>>> Xem thêm: Top 100 từ tiếng Nghệ An dịch ra tiếng phổ thông (phần 1)
2. Một số từ tiếng Nghệ An Hà Tĩnh vần E, G, H, I, K
Như Nghệ ngữ đã đề cập ở trên, để học cách nói tiếng Nghệ An Hà Tĩnh chuẩn rất khó vì các xã, huyện trong một tỉnh nói khác nhau. Ví dụ, ở Nghệ An thì người Nghi Lộc nói nặng nhất, sau đó một số nơi khác như Thanh Chương cũng nói rất khác. Hay ở Hà Tĩnh, trong một huyện Hương Khê các xã vẫn nói khác nhau, ví dụ xã Hà Linh...
Dưới đây là một số từ tiếng Nghệ cơ bản mà bạn đọc có thể học nhé.
Vần E:
Ẻ = Ỉa
Vần G:
Gấu = Gạo (chỉ một số vùng ở Nghệ An nói)
Ga = Gà (con gà)
Gát = cát
Giam = cua (con giam = con cua)
Gai = dứa (trấy gai = quả dứa)
Gây = gai nhọn
Gấy = gái, vợ (cun gấy = con gái, lấy gấy = lấy vợ)
Ghen = ghèn (đau mắt)
Vần H:
Hây = gì
Hầy = hỏi lại
Hươu = chai nhỏ đựng rượu
Hậy = thế (rứa hậy = thế nhỉ)
Hui = thui
Vần I:
i như rứa = giống như vậy
Vần K:
Kiệt: cạn sạch
Khu: mông
Khót = gọt (trái cây)
>>> Xem thêm: Học tiếng Nghệ An Hà Tĩnh với những từ phổ biến nhất (phần 2)
3. Cùng học cách nói tiếng Nghệ Tĩnh vần L, N, M, O
Dưới đây là một số từ tiếng Nghệ Tĩnh vần L, N, M, O thường gặp trong cuộc sống người Nghệ. Bạn đọc nếu muốn học cách nói tiếng Nghệ An Hà Tĩnh thì lưu lại tham khảo nhé.
Vần L:
Lả = lửa
Lộ = cỗ
Lòn = gạo tẻ
Lợ = lỡ
Lọoc = luộc
Lằng = nhặng, ruồi xanh
Lặc lè = bắp chân
Vần N:
Nốôc = thuyền
Năng = căng (dây bị năng = dây bị căng)
Nà = thế đất
Nớ = ấy
Nốông = Nong, nia
Nân = không hoặc còn có nghĩa béo (béo nân, sướng nân)
Nậy = lớn
Nót = nuốt
Ngài = người
Nhôông = Chồng
Ngái = xa
Vần M:
Mụ = bà
Méng = miếng
Mi = mày
Mần = làm
Mòn = gầy
Mấn = váy
Me = con bê, con bò con
Mun = tro bếp
Mươn = bàn ăn (loại bằng tre thời xưa)
Mói = muối
Vần O:
O = cô (bạn đọc có thể tìm hiểu rõ hơn ở bài Học tiếng Nghệ với từ o, ri, hấn, ló, sọi
Ót = gáy
Ọt = xuống
Ốôc = ốc
Óc nóc = nòng nọc
Ôông = ông
Oi = dụng cụ đựng cá
Ở lổ = cởi truồng
4. Một số từ tiếng Nghệ vần P, Q, R, T, U, V, X, Y
Ngoài những từ tiếng Nghệ cơ bản ở trên, bạn đọc nhớ lưu lại một số từ điển sau nữa nha.
Vần P:
Phọt = chảy ra
Phẹt = toẹt
Phàm = tham, lớn
Vần Q:
Quyèn= rẽ
Quỳn = quần (có nơi gọi cùn)
Vần S:
Sọt = giỏ đựng loại lớn
Sảo = rổ
Sít = sứt mẻ
Sút = rơi ra (sút chạc = dây buộc bị rơi ra)
Sạ = gieo mạ
Vần R:
Rành = rất (rành tài = rất tài, rành hay = rất hay)
Rạ = rựa
Ràn = chuồng trâu, chuồng bò
Rẹ = rẽ
Ròi = ruồi
Rớ = vó nhỏ
Ri = thế
Vần T:
Tớp = đớp
Tóoc = gốc rạ
Tắn = con rắn
Tít = con rết
Tề = kìa
Tợn = mạnh, bạo
Tràng = sàng
Trang lạng = lênh láng (nước trang lạng lạng = nước chảy lênh láng)
Trườn = bò lê
Troi = con dòi
Tru = trâu
Trù = lá trầu
Trú = trấu (vỏ hạt lúa)
Vần U:
Ung = ông (ung với mềnh = ông với tui)
Vần V:
Vụ = vũ
Vung/ vàng = nắp nồi
Vẹm = muỗng lớn
Vần = xê dịch
Vần X, Y:
Xối = đổ
Xốn = cồn cào (xốn rọt = ruột cồn cào)
Xức = đắp, bôi (xức dầu = bôi dầu)
Yểm = trù úm
Nếu bạn đọc đang tìm cách nói tiếng Nghệ An Hà Tĩnh thì có thể bắt đầu bằng một số từ đơn giản ở trên nhé. Ngoài ra bạn đọc có thể học tiếng Nghệ bằng thơ lục bát hoặc tra thêm từ điển tiếng Nghệ mà Nghệ ngữ đã sưu tầm nhé.
Nếu còn thắc mắc mời bạn đọc gửi email về toiyeunghengu@gmai.com hoặc nhắn tin qua Fanpage: Tiếng Nghệ. Trân trọng!
Tác giả: Nghệ Ngữ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Tỉ mỉ hay tỷ mỷ đúng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Lý thuyết hay lí thuyết? Lý luận hay lí luận viết đúng?
-
Top 5+ địa chỉ thuê xe máy ở Hà Tĩnh tốt và có giá rẻ nhất
-
Đăng ký hay đăng kí là đúng? Nên viết i ngắn hay y dài?