Chừa hay trừa mới đúng tiếng Nghệ Tĩnh?
Chừa hay trừa mới đúng tiếng Nghệ? Thông tin ngay là "trừa" mới đúng tiếng Nghệ An - Hà Tĩnh nhé. Và đây là từ hoàn toàn có nghĩa mà bạn đọc cần nắm rõ nha!
1. Chừa hay trừa mới đúng tiếng Nghệ
Trên mạng xã hội đang bàn tán câu chuyện về chừa hay trừa mới đúng chính tả. Và theo một số nhà ngôn ngữ học, chừa mới đúng, còn từ "trừa" thì không có nghĩa gì cả.
Tất nhiên, đó là một nhận định chính xác vì tiếng Việt phổ thông chỉ có "chừa". Tuy nhiên, khẳng định từ "trừa" không có nghĩa sẽ sai vì đây thực chất là phương ngữ xứ Nghệ. Cụ thể, người Nghệ thay vì nói "chừa" thì họ nói "trừa".
Để phân biệt trừa và chừa, Nghệ ngữ xin mời bạn tham khảo bảng sau:
Ví dụ cụ thể |
Tiếng phổ thông |
Tiếng Nghệ |
cho chừa hay cho trừa |
cho chừa |
cho trừa |
chừa lại hay trừa lại |
chừa lại |
trừa lại |
chừa ra hay trừa ra |
chừa ra |
trừa ra |
>>>Tìm hiểu thêm:
2. Từ trừa tiếng Nghệ có nghĩa là gì?
Như vậy việc dùng chừa hay trừa tùy thuộc vào người nói. Nếu họ dùng tiếng Việt phổ thông, viết bài thì phải dùng từ "chừa" mới đúng chính tả. Trong khi đó, nếu giao tiếp với người Nghệ thì phải nói "trừa" mới đúng chuẩn tiếng Nghệ như trường hợp chậm trễ thành trậm trễ nha.
Từ trừa có nghĩa như chưa với 3 nghĩa sau:
-
Trừa là động từ: bớt lại, dành riêng ra một phần nào đó cho việc khác. Ví dụ người Nghệ nói "trừa lại méng đất mần nhà" (chừa lại miếng đất làm nhà).
-
Trừa là khẩu ngữ: trừ ra, không động chạm đến, vì kiêng nể hoặc khinh ghét. Ví dụ người Nghệ nói "trừa cấy mặt hấn ra" (chừa cái mặt nó ra), "trừa đến tra" (ớn tới già)
-
Trừa còn có nghĩa bỏ hẳn không tiếp tục nữa, vì biết là không hay hoặc có hại. Ví dụ nói "đập cho trừa" (đánh cho chừa)...
Như vậy, chừa hay trừa đều có chung một nghĩa như nhau. Nếu viết đúng chính tả tiếng Việt thì bạn cần dùng "chừa", còn nếu nói theo tiếng Nghệ thì nhớ "trừa" nhé!
>>>Xem thêm: Hấy tiếng Nghệ An là gì?
Tác giả: Nghệ Ngữ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?