Cò lẹ tiếng Nghệ An là gì? Lúc nào người Nghệ nói cò lẹ?
Cò lẹ tiếng Nghệ An là gì? Lúc nào người Nghệ nói cò lẹ? Bài viết sau Nghệ ngữ mời bạn đọc cùng tìm hiểu từ rất phổ biến trong cuộc sống người Nghệ nhé.
1. Cò lẹ tiếng Nghệ An là gì?
Nếu giao tiếp với người Nghệ hẳn bạn đọc sẽ thường nghe nói "cò lẹ", "cò lẹ a rứa"... Vậy cò lẹ tiếng Nghệ An là gì? Xin thưa với bạn đọc, cò lẹ là một khẩu ngữ tùy theo từng ngữ cảnh mà có thể mang nghĩa khác nhau. Cùng tìm hiểu qua một số ví dụ nhé.
- Cò lẹ rứa: Có lẽ thế. Lúc này "cò lè" mang nghĩa "có lẽ" trong tiếng phổ thông để biểu thị ý phỏng đoán hoặc khẳng định một cách dè dặt về điều nghĩ rằng có thể là như thế. Từ "cò lẹ" lúc này do người Nghệ thường "lẫn lộn" dấu huyền với dấu sắc, dấu ngã với dấu nặng.
- Cò lẹ khung phải chơ: Có lẽ không phải chứ. Từ cò lẹ lúc này cũng mang nghĩa "có lẽ" như tiếng phổ thông.
Hoặc có trường hợp "cò lẹ" mang nghĩa phủ định. Ví dụ: "Tau chộ mi đi dạo với cân mô khi triều mà". Người kia trả lời: cò lẹ. Ý nói mi nhìn nhầm rồi.
Tuy nhiên, một vài trường hợp, người Nghệ chỉ nói "cò lẹ" (với cách phát âm kéo hơi dài ra) thì mang nghĩa "chả nhẽ thế", "chả nhẽ như thế". Ví dụ trong ngữ cảnh sau:
- A: Con nớ có mang rồi (con đó có thai rồi)
- B: Cò lẹ!
Lúc này "cò lè" mang nghĩa "chả nhẽ như thế", để biểu thị rằng người nghe không tin, chưa tin vào một sự việc nào đó là có thật. Hoặc giới trẻ ngày nay hay nói "Có lẹ chưa chộ" như một câu cảm thán!
2. Một số từ đồng nghĩa với "cò lẹ"
Tùy theo vùng mà người Nghệ An Hà Tĩnh có thể nói cò lẹ hoặc nói chệch thành "có lẹ". Hoặc một số nơi dùng thêm các từ "nỏ lẹ" đều mang nghĩa như trên. Dưới đây là một số câu nói dùng "cò lẹ" phổ biến trong cuộc sống người Nghệ nha.
- Nỏ lẹ: Không lẽ (mang nghĩa phủ định, "không lẽ tao làm thế à")
- Cò lẹ a rứa: Có lẽ như thế!
- Nỏ lẹ a rứa: Không nhẽ như thế
- Cò lẹ khung phải: Mang nghĩa không lẽ làm thế này, làm thế kia...
- Cò lẹ lừa: Có lẽ lừa bịp
Hy vọng, với giải thích như trên sẽ giúp bạn đọc ngoài tỉnh hiểu cò lẹ tiếng Nghệ An là gì trong từng ngữ cảnh. Nghệ ngữ cũng mong nhận thêm nhiều góp ý của bạn đọc qua email toiyeunghengu@gmail.com hoặc Fanpage Tiếng Nghệ.
>>> Xem thêm: Bầy choa có chộ mô mồ là gì?
Tổng hợp bởi Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
-
29/09/2023 06:42
- Trả lời
- Thích 0
- Không thích 0
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?