Học tiếng Nghệ An Hà Tĩnh vần O - P - Q - R - S - T - U - V - X - Y

Thứ sáu - 22/04/2022 04:21

Trong hai bài viết trước đây, Nghệ ngữ đã giới thiệu đến bạn đọc những từ tiếng Nghệ phổ biến nhất từ vần A đến vần N. Ở bài viết này Nghệ ngữ sẽ tiếp tục hướng dẫn bạn đọc học tiếng Nghệ từ vần O - P - Q - R - S - T - U - V - X - Y nha. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!

hoc tieng nghe
Trấy ni ai nhớ? Ảnh: Quỳnh


1. Học tiếng Nghệ qua vần O, P

  • O: cô

Trong xưng hô tiếng Nghệ, "o" có nghĩa là "cô" - người em hoặc chị gái của cha. Bạn đọc có thể xem kỹ hơn về nghĩa ở bài Học tiếng Nghệ qua từ o, ri, hấn, sọi... nhé.

  • O hươu: con tu hú

Tên một loài chim ở xứ Nghệ.

  • Oong: con ong

Người Nghệ hay nói "Trêu oong oong cắm, trêu tắn tắn đòi" với nghĩa phổ thông "trêu ong ong cắn, trêu rắn rắn đòi".

  • Ót: gáy

Để nói về phần gáy người thì người Nghệ gọi "ót".

  • Oi: giỏ

Một dụng cụ đan bằng tre, nứa đeo bên hông để đựng cá, tôm.

  • Phên: vách nứa, liếpnứa

Đừng đập phên xoi mọt
Đừng vạch là tìm sâu

  • Phéch/ béch: Vạch

Nếu nghe người Nghệ nói "béch ra mà tìm" có nghĩa là "vạch ra/ mở ra mà tìm".

  • Phít: bứt, nhổ

Ví dụ "phít lôông ga" có nghĩa "vặt lông gà".

  • Phô: nói

Một động từ phổ biến trong từ điển tiếng Nghệ. Người Nghệ hay dùng từ "phô" thay từ "nói" trong tiếng phổ thông.

  • Phúng/ lục phúng: ăn vụng

Đói lục phúng, túng mần càn

 

hoc nghe ngu
Tiếng Nghệ sâu nặng. Ảnh: Quỳnh


2. Những từ tiếng Nghệ phổ biến vần Q, R

  • Quỳn cấy cùn /cấy quừn: cái quần

Tùy từng vùng ở xứ Nghệ mà người ta sẽ gọi cái cùn hoặc quỳn hay quừn. Nhưng tất cả đều chỉ cái quần nha.

  • Quyt/ quứt: quất (roi)

"Tau quyt cho mấy roi" có nghĩa "tao quất cho mấy roi".

  • Rạ: dao rựa

Một dụng cụ thường có trong nhà người dân xứ Nghệ.

  • Rặc: cạn

Một tính từ chỉ nước đã cạn. Thông thường người Nghệ hay nói "kho rặc", ý nói kho món gì đó đến khi cạn nước lại.

  • Rặt rặt: chim sẻ

Một loài chim.

  • Ram: nem rán

Ở vùng Nghệ Tĩnh có món ram ăn rất lạ. Mặc dù trông như nem rán nhưng cách làm ram rất khác biệt và hương vị cũng lạ nữa.

  • Ràn/ truồng: chuồng (bò, trâu)

Một danh từ chỉ nơi ở của trâu/ bò.

  • Răng rứa: Sao vậy

Khi nghe người Nghệ hỏi "răng rứa" có nghĩa họ hỏi "sao thế, sao vậy" nha.

  • Rào: con rạch / sông nhỏ

  • Rầy: xấu hổ

Một tính từ bày tỏ tâm trạng xấu hổ.

  • Rẹ/ trẹ: rẽ

Người Nghệ hay nói rẹ trái, rẹ phải có nghĩa "rẽ trái, rẽ phải".

  • Ri: thế này

Ví dụ người Nghệ nói "như ri nì" có nghĩa "như thế này nè". Tuy nhiên, từ "ri" còn có nghĩa là "rừng" trong câu: Mô rú mô ri mô nỏ chộ.

  • Rinh/ bơng: bâng/ khiêng

Một động từ trong tiếng Nghệ.

  • Rờ: sờ mó

Rờ là động từ thay từ "sờ" trong tiếng phổ thông. Tuy nhiên, nếu nghe nói "mi mần chi rờ rờ rận rận rứa" thì bạn nên hiểu là "mày làm gì xằng bậy thế" nha.

  • Ròi: con ruồi

"Ròi bu kiến đút" có nghĩa "ruồi bâu kiến đậu".

  • Rom: gầy ốm

Một tính từ thể hiện sự gầy gò. Bạn đọc có thể hiểu thêm từ này ở bài thơ: Răng dạo ni tui chộ bà rom hơn.

  • Rọng: ruộng

  • Rọt: ruột

Gan Kẻ Sọt, rọt Kẻ Sừng

  • Rớt: rơi

Khi đánh rơi đồ vật gì đó người Nghệ hay nói "rớt". Ngoài ra họ còn nói từ "rớt" khi không đạt điều gì đó như "tau thi rớt bằng lái xe rồi" có nghĩa "tao khi không đậu bằng lái xe".

  • Rú: núi

Chè rú Mả, cá đồng Sâu
Đi mô xa ngái, nhớ lâu lâu lại về

  • Rụ: biến âm của rũ

Ví dụ người Nghệ nói "nhoọc rụ" có nghĩa mệt rũ người ra.

  • Rứa: thế

Như rứa = như thế

  • Rún/ dún: rốn
     

    tray chay
    Trấy chay.


3. Học tiếng Nghệ qua vần S, T

  • Sạ: gieo

"Sạ ló" có nghĩa "gieo lúa"

  • Sưa: thưa

"Tóc mi sưa hè" có nghĩa "tóc mày thưa thế".

  • Sây (trấy): sai quả, nhiều

Sây sim đại hạn, sây nhạn được mùa, sây cua thì lụt

  • Sắt: thắt

Sắt rọt sắt gan = thắt ruột thắt gan. Như vậy từ "sắt" ở đây là một động từ, khác với "sắt/ thanh sắt" là danh từ.

  • Sẹ sẹ: khẽ, nhẹ nhàng

"Đi sẹ sẹ" có nghĩa "đi nhẹ thôi".

  • Sèm: biến âm của thèm

sèm nhệ dại = thèm rõ dãi

  • Sẹch: sạch

"Tắm cho sẹch" có nghĩa "tắm cho sạch".

  • Sọi: dễ coi, dễ thương

Bao nhiêu ngài sọi thì lo
Đêm đêm lắm kẻ rình mò ước ao

  • Su: sâu

Sông su = sông sâu.

  • Siu: thiu

Con gấy mà lấy cha dòng
Như nước mắm cốt chấm lòng lợn siu

  • Tắn/ con tắn: con rắn

Ra đi gặp tắn mắc may
Ra về gặp tắn, nằm ngay chịu đòn

  • Tau: tao

  • Tát: rát

Tát hơi phỏng cổ = rát hơi bỏng cổ.

  • Tê: kia

Bựa tê/ tự tê: hôm kia, hôm nọ, hôm trước

  • Thỉ/ một thỉ: một tý, một chút

"Hấn cho tau được thỉ" = "hắn cho tau một chút".

  • Thúi: thối

  • Tợn bạo: khỏe mạnh

  • Toóc: gốc rạ

  • Tra: già

"mờng như mụ tra được mấn mới" = "mừng như mụ già được váy mới".

  • Trậm: chậm chạp

Thứ nhít vợ dại troong nhà, thứ hai tru trậm, thứ ba rạ cùn.

  • Trấn: con rận

Người Nghệ hay nói "béo như con trấn mấn" có nghĩa "sao béo thế" "béo như con rận váy".

  • Trập/ trập xuống: sập xuống, hạ xuống

  • Trắp vả: bắp đùi

  • Trắt: lúa rang

Ăn trắt - ngày xưa người Nghệ hay rang lúa rồi ăn gọi là "ăn trắt".

  • Trặt: bó chặt

  • Tràu: cả quả, cá lóc

  • Trấy: trái cây

  • Trảy: rôm sảy. Ngoài ra từ "trảy" trong "trảy lá" có nghĩa là "bẻ lá, hái lá".

  • Triêng: đòn gánh

  • Trìm: chìm

  • Tro: cây cọ

Ở xứ Nghệ cây cọ lá dùng lợp nhà, còn trái thì làm món "tro om".

  • Trộ/ trộ mưa: trận mưa, cơn mưa

May mô may, khéo mô khéo
Cơn cỏ héo gặp trộ mưa rào
Mối tình duyên hội ngộ,
Liễu với đào kháp nhau

  • Trộ nác: Dòng nước chảy

  • Trốc/ trốôc: đầu

Một danh từ rất phổ biến trong tiếng Nghệ. Bạn đọc có thể xem thêm trôốc tru, khu mấn về nghĩa bóng nha.

  • Troi: dòi

  • Trọi: cốc đầu

"tau trọi cho một cấy rành đau" = "tao cốc cho một cái rõ đau".

  • Trọm: hốc hác, trũng sâu mặt mày

"nhìn trọm cả mặt rồi" = "mặt nhìn hốc hác trũng sâu rồi"

  • Trớng/ trấng: trứng (gà, chim…)

  • Trừa: chừa

"Bựa ni tau trừa" = "bữa này tau chừa (hối hận)".

  • Trửa: giữa

Trửa con mắt mà bắt không ra

  • Trục cúi: đầu gối

Trục cúi đi mô, lặc lè theo đó

  • Trùn: con giun đất

Truột/ tuột truột chạc = tuột dây, tiếng lóng là hư chuyện hết rồi.

  • Ung: cậu

Ung với mềnh = cậu với tớ.

  • Xạ: xã (phường)

  • Xán: ném

xán cảy trốc = ném u đầu

Còn nhiều từ tiếng Nghệ thú vị khác mà Nghệ ngữ sẽ tiếp tục cập nhật đến bạn đọc. Mời bạn đọc cùng xem thêm và đăng ký kênh Youtube Tiếng Nghệ để lan tỏa tiếng quê ta nhé! 
 

Tác giả: SƯU TẦM

Tổng số điểm của bài viết là: 30 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 6 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây